Nguyên nhân thiếu chất dinh dưỡng và cách bổ sung chất dinh dưỡng cho người bệnh động kinh

Bệnh nhân bị động kinh có nguy cơ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do đó, cần xem xét đến việc bổ sung thêm chất dinh dưỡng để bệnh nhân động kinh có cuộc sống khỏe mạnh.

Ngày đăng: 15-12-2024

29 lượt xem

Ảnh hưởng của việc thiếu hụt chất dinh dưỡng đến bệnh động kinh

Trở ngại về việc thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể làm cho sự hưng phấn của thần kinh lên cao, màng điện vi không ổn định, sự phân bố và vận chuyển của chất điện giải bên trong và bên ngoài màng phát sinh biến hóa, tạo thành thần kinh đồng bộ phóng điện khác thường, dẫn đến khởi phát bệnh động kinh.

Sự thiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm cơn động kinh. Sự thiếu hụt này xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây ra những cơn co giật khó kiểm soát. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho trẻ bổ sung vitamin qua đường tĩnh mạch trong khi ghi điện não đồ (EEG). Nếu điện não đồ cải thiện đáng kể, điều đó cho thấy có sự thiếu hụt B6. Một số bác sĩ cũng có thể thử dùng vitamin B6 ở trẻ lớn bị co giật khó kiểm soát và mang lại một số kết quả tích cực.

Thiếu hụt Vitamin B6 có thể gây ra các cơn động kinh

Thiếu khoáng chất ảnh hưởng như thế nào đến bệnh nhân động kinh?

Khoáng chất là chất dinh dưỡng thiết yếu, hàm lượng các khoáng chất natri, calci và magie thấp có thể làm thay đổi hoạt động điện của tế bào não và gây xuất hiện nhiều cơn co giật ở bệnh nhân động kinh. Một số các yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến lượng khoáng chất trong cơ thể:

- Nồng độ natri thấp có thể do sử dụng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu hoặc carbamazepine và oxcarbazepine, do uống quá nhiều nước hoặc do rối loạn nội tiết tố.

- Nồng độ calci thấp thường là do bệnh thận hoặc rối loạn nội tiết tố, hoặc cũng có thể liên quan đến nồng độ magie thấp.

- Nồng độ magie thấp có thể là kết quả của việc lạm dụng rượu mãn tính và chế độ dinh dưỡng kém. Nồng độ magie thấp có thể dẫn đến co giật và cũng có thể gây ra nồng độ calci thấp.

Bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cho người bệnh động kinh

Magie: Sự suy giảm magie nghiêm trọng có thể gây co giật hoặc tăng tính nhạy cảm với các kích thích gây co giật. Ở người, magie dùng ngoài đường tiêu hóa là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với các cơn co giật do tetany ở trẻ sơ sinh, sản giật.

Nồng độ magie trong huyết thanh và CSF giảm khi thời gian và tần suất co giật tăng lên. Trong một số trường hợp, sử dụng magie đường uống có thể cải thiện kết quả điện não đồ và giảm tần suất co giật ở bệnh nhân động kinh.

Vitamin E: Nồng độ vitamin E trong hồng cầu hoặc huyết tương ở người mắc bị động kinh thấp hơn nhiều so với người khỏe mạnh. Nồng độ vitamin E thấp hơn ở trẻ em được điều trị bằng nhiều loại thuốc so với trẻ em được điều trị bằng một loại thuốc. Trong một số nghiên cứu, việc bổ sung vitamin E làm giảm tần suất co giật. Nhìn chung vitamin E tương đối an toàn và có thể được xem xét để điều trị bổ sung ở bệnh nhân động kinh, đặc biệt là trẻ em.

Vitamin E được công nhận có thể làm giảm tần suất cơn co giật

Mangan:  Ở những người bị động kinh, nồng độ mangan trong máu thấp hơn đáng kể từ 20-41% so với người khỏe mạnh. Nồng độ mangan ở bệnh nhân động kinh không tương quan với tần suất co giật hoặc loại, liều lượng hay nồng độ thuốc chống co giật trong huyết tương.  Bệnh nhân bị động kinh do chấn thương có nồng độ mangan trong máu cao hơn đáng kể so với bệnh nhân không có tiền sử chấn thương, điều này cho thấy thiếu mangan là yếu tố góp phần chính chứ không phải là hậu quả của bệnh động kinh hoặc thuốc điều trị.

Taurine: Nồng độ Taurine đã được phát hiện tăng cao trong huyết thanh, nhưng giảm trong não của một số bệnh nhân động kinh. Ngược lại, nồng độ trong huyết thanh của hầu hết các axit amin khác ở bệnh nhân động kinh thấp hơn so với người khỏe mạnh. Việc sử dụng Taurine đã điều chỉnh một phần nồng độ axit amin huyết thanh thấp này. Taurine đã được dùng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch trong các khoảng thời gian khác nhau cho bệnh nhân động kinh nặng, không đáp ứng thuốc điều trị.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Thiamine: Thiếu thiamine nghiêm trọng có thể gây co giật ở cả bệnh nhân nghiện rượu và không nghiện rượu; những cơn co giật này có thể đảo ngược khi bổ sung thiamine. Tình trạng thiếu Thiamine được tìm thấy ở bệnh nhân động kinh khi đi làm các xét nghiệm.

Trong một số thử nghiệm, việc bổ sung 50mg thiamine mỗi ngày cho bệnh nhân động kinh trong sáu tháng có liên quan đến những cải thiện đáng kể trong các bài kiểm tra IQ bằng lời nói và phi ngôn ngữ. Do đó, tình trạng thiếu thiamine là một yếu tố dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức ở bệnh nhân bị động kinh.

Acid folic: Động kinh có thể xảy ra ở một số trẻ sơ sinh bị thiếu folate não, đây là một hội chứng bao gồm chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển tâm thần vận động, mất điều hòa tiểu não và các bất thường thần kinh khác. Hội chứng này là do sự vận chuyển folate bị suy yếu qua hàng rào máu não vào hệ thống thần kinh trung ương. 

thiếu folate thường gặp ở bệnh nhân động kinh và có thể có tác động tiêu cực đến các khía cạnh khác của sức khỏe.Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân động kinh thì nồng độ folate trong huyết thanh hoặc hồng cầu sẽ ở dưới mức bình thường.

Việc bổ sung acid folic ở phụ nữ động kinh đang mang thai đang dùng thuốc chống co giật có thể giúp ngăn ngừa thiếu hụt folate và làm giảm khả năng kiểm soát cơn động kinh.

Axit Folic rất quan trọng trọng việc giảm thiểu tần suất cơn co giật do bệnh động kinh

Vitamin D: Bệnh nhân động kinh dùng thuốc chống co giật có nguy cơ cao bị thiếu vitamin D, do những thuốc này gây ra các rối loạn men gan làm bất hoạt vitamin D. Bệnh còi xương, nhuyễn xương và hàm lượng chất khoáng trong xương thấp đã được báo cáo ở những bệnh nhân động kinh được điều trị bằng thuốc.

Tần suất xảy ra các rối loạn này rất khác nhau trong các nghiên cứu khác nhau, một phần là do sự khác biệt về mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó việc bổ sung vitamin D rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh động kinh.

Các Axit béo thiết yếu

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân xuất hiện 3-4 cơn động kinh lớn mỗi tháng được bổ sung hàng ngày liều lượng phù hợp axit eicosapentaenoic (EPA), (DHA) và alpha-linolenic axit  đều giảm rõ rệt cả về tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn động kinh lớn. Tuy nhiên cần tránh axit béo omega-6 trong dầu hoa anh thảo, vì chất này có thể có hại ở một số bệnh nhân động kinh, đặc biệt là ở người mắc động kinh thùy thái dương. 

Vitamin K: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh động kinh nếu thiếu vitamin K khi sinh con dễ gây xuất huyết và thiếu prothrombin ở trẻ sơ sinh. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh đông kinh nên nên được cung cấp thường xuyên vitamin K nếu phải dùng thuốc điều trị bệnh động kinh.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha