Bệnh động kinh chỉ cần được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp kết hợp với đó là việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh.
Ngày đăng: 01-01-2022
1,115 lượt xem
Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh
Bệnh động kinh xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây ra như: Sốt cao, viêm màng não mủ, chấn thương… và có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Có một số lí do gây bệnh động kinh ở trẻ nhỏ chúng ta cần nên biết như:
Di truyền
Nguyên nhân đầu tiên là do trong gia đình có ông bà cha mẹ… có người bị động kinh. Tuy nhiên, không phải cứ có người mắc bệnh thì trẻ sinh ra sẽ bị bệnh, nhiều khi sự di truyền này rất kín đáo, quan sát bên ngoài không có được. Chỉ khi làm xét nghiệm “điện não đồ” thì mới có thể thấy người cha hoặc mẹ có dấu hiệu tổn thương ở não giống như bệnh động kinh, nhưng các tổn thương này chưa thật sự nặng nề đến mức gây ra các cơn động kinh.
Đẻ khó
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh ở trẻ. Bởi chuyển dạ đẻ lâu, đẻ khó phải can thiệp bằng Forcep, giác hút. Và đương nhiên không tránh khỏi được trường hợp trẻ sinh bị ngạt. Và nếu tình trạng ngạt này kéo dài làm cho một bộ phận não thiếu oxy gây tổn thương. Đặc biệt tổn thương đó không hồi phục được thì cũng có thể gây ra bệnh động kinh sau này.
Chấn thương ở đầu
Chấn thương ở phần đầu rất nguy hiểm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chấn thương: Do bị ngã đập đầu vào vật cứng hoặc nền gạch cứng; trẻ ngủ trên giường ngủ mơ lăn xuống đất, đập đầu xuống đất gây chấn thương ở đầu, chấn thương do quá trình vui chơi không kiểm soát bị té… . Những chấn thương này có thể chưa thấy gì nhưng nó luôn gây tổn thương cho não và cũng là lí do hay gặp của bệnh động kinh.
Bệnh của não và màng não
Di chứng của viêm não hoặc viêm màng não như một cái “sẹo” ở não hoặc màng não và cái “sẹo” đó cũng có khả năng gây bệnh động kinh sau này. Chính vì thế bệnh cần phải được chữa trị dứt điểm cũng như theo sát thường xuyên để ngừa bệnh động kinh một cách tốt nhất.
Bướu não (u não)
Một số trẻ khi sinh ra không may đã có một hay vài bướu trong não. Mấy bướu này ngày càng lớn, và cuối cùng gây nên các cơn động kinh. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, khoa học chưa tìm được lí do của các bướu này.
Tóm lại, bệnh động kinh có thể là di chứng của bệnh não bẩm sinh, có tính chất di truyền (khoảng 2-5%), nhưng tới một nửa các trường hợp bị bệnh không tìm thấy nguyên nhân.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh
Bệnh động kinh có chữa khỏi được không?
Bệnh động kinh liệu có thể điều trị khỏi hoàn toàn không? đây là một trong những băn khoăn hàng đầu của rất nhiều người. Đặc biệt là những gia đình có con trẻ đang mắc bệnh động kinh. Bởi bệnh động kinh là căn bệnh thường gặp trong nhóm thần kinh, có tới 60 % bệnh nhân là trẻ em.
Bệnh động kinh ở cả trẻ em và người lớn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì khả năng hoàn toàn khỏi bệnh là rất cao. Tất nhiên, không thể khẳng định tất cả các trường hợp động kinh có thể chữa khỏi được. Nhưng nếu chúng ta tin tưởng và hi vọng cùng với đó là tuân theo đúng phác đồ điều trị, mọi bệnh nhân đều có thể giảm được cơn co giật.
Nghiên cứu cho thấy rằng bệnh động kinh sẽ thuyên giảm dần và hoàn toàn cắt cơn. Lúc này bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn và không cần dùng thuốc nữa. Điều quan trọng là bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần hết sức kiên nhẫn.
Tuy nhiên, bệnh động kinh ở mỗi người là khác nhau nó có thể chữa khỏi được hay không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể cũng như thuốc sử dụng và đáp ứng của mỗi người.
Động kinh chữa khỏi rồi có thể tái phát không?
Mặc dù bệnh động kinh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng bệnh vẫn có thể tái phát. Điều này cực kỳ nguy hiểm, đòi hỏi bản thân người bệnh, người thân cần theo sát để kịp thời ứng phó nếu bệnh tái phát trở lại.
Tỉ lệ tái lại bệnh động kinh là bao nhiêu?
Kết quả nghiên cứu của đội ngũ y bác sỹ chuyên khoa thần kinh cho thấy rằng có khoảng 2-3% bệnh nhân bị bệnh động kinh sau một thời gian khỏi bệnh bị lên cơn co giật lại. Tuy nhiên, trong trường hợp này người bệnh cũng không nên lo lắng vì khả năng khỏi bệnh trở lại của người bệnh cũng nhanh chóng hơn so với người mới bị.
Vậy với người mắc bệnh cũng như người đã khỏi bệnh cần lưu ý gì để bệnh không nặng hơn cũng như không tái phát trở lại?
Đầu tiên, sự hợp tác giữa gia đình và thầy thuốc là rất cần thiết. Không phải cứ điều trị khỏi là chúng ta không thăm khám cũng như không giữ liên lạc với bác sỹ. Bởi bệnh vẫn có nguy cơ tái phát lúc nào không hay biết.
Bệnh động kinh có thể chữa khỏi được hoàn toàn hay không còn phụ thuộc vào từng thể bệnh cụ thể. Chính vì thế, hãy theo dõi thật kỹ biểu hiện, tình trạng của bệnh để bác sỹ chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất, tốt cho việc điều trị bệnh.
Hãy chú ý, nếu bệnh nhân dù khỏi hẳn nhưng căng thẳng về tâm lý và mệt mỏi có thể kích hoạt các cơn động kinh dẫn tới bệnh bị tái lại. Tốt nhất, người khỏi bệnh cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái cũng như tránh làm việc trong môi trường áp lực, hãy làm việc mình cảm thấy hứng thú nhất.
Người đã khỏi bệnh vẫn nên duy trì những thói quen khoa học, lành mạnh, tránh thức khuya và áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý đặc biệt tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Điều quan trọng nhất đối với người bị bệnh động kinh hay người đã khỏi bệnh chính là tình yêu thương, sự thông cảm của bạn bè và những người xung quanh, sự quan tâm của gia đình, người thân … chứ không phải là sự kì thị để họ không cảm thấy mặc cảm, thấy mình khác biệt với mọi người.
Bệnh nhân động kinh cần được thông cảm và thấu hiểu
Phương pháp điều trị bệnh động kinh phổ biến hiện nay
Để điều trị bệnh động kinh, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị. Mỗi phương pháp sẽ mang lại hiệu quả khác nhau và phụ hợp với từng bệnh nhân. Tuy nhiên thì phương pháp điều trị nào cũng yêu cầu phải kiên trị. Thậm chí là sau khi điều trị hết cơn co giật, bệnh nhân phải tiếp tục điều trị tại nhà, uống thuốc 2-3 năm mới có thể khỏi bệnh hoàn toàn.
Có thể chia phương pháp điều trị bệnh động kinh ra làm 3 nhóm lớn:
Điều trị bằng Tây y
Ở phương pháp này lại được chia ra làm 2 nhóm:
Điều trị nội khoa
Thuốc kháng động kinh AED là lựa chọn hàng đầu. Đây là dạng thuốc uống, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng chữa tận gốc bệnh.
Công dụng của nó giúp trợ tĩnh mạch, chống co giật, giảm căng thẳng, kích động, lo âu, kháng viêm, giảm đau nhanh chóng. Phù hợp dùng cho các đợt lên cơn co cơ, co giật, sùi bọt mép cấp tính. Phương pháp điều trị này không nên dùng lâu dài để chữa trị bởi nó sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn: bệnh nhân bị đau, trí nhớ giảm….
Điều trị phẫu thuật động kinh:
Phẫu thuật bao gồm các phương pháp: làm vết mổ để khống chế một phần của não bộ, loại bỏ một phần của não bộ, loại bỏ một nửa não, cắt đứt kết nối giữa các bán cầu, … Tuy nhiên với phương pháp này tốn khá nhiều chi phí. Đặc biệt là việc phẫu thuật có thành công hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào chuyên môn của bác sĩ. Nguy hiểm hơn là , bệnh nhân còn có thể gặp một số biến chứng như: nhìn đôi, tê liệt một phần cơ thể…
Phương pháp điều trị bằng Đông y
Đây là một trong những phương pháp điều trị bệnh động kinh đang được nhiều người quan tâm. Chữa động kinh bằng Đông y có những ưu điểm sau:
- Điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị bệnh tận gốc nên có tính triệt để hiệu quả lâu dài
- Không có biến chứng
- Không gây đau đớn cho bệnh nhân…
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thời gian điều trị thường dài đòi hỏi người thân cũng như bệnh nhân cần phải thật sự kiên trì trong điều trị bệnh.
Phương pháp điều trị động kinh bằng Đông y có nhiều bài thuốc và món ăn đem lại hiệu quả cao như: ngũ sinh hoàn, tả thanh hoàn, thanh nhiệt trấn kinh thang gia giảm, đương quy long hội đoàn…
Một số bài thuốc kết hợp làm món ăn điều trị bệnh động kinh:
Bài 1: Dùng cháo trúc lịch, thiên ma
Nguyên liệu chuẩn bị: Trúc lịch 30g, thiên ma 10g, gạo nếp 100g, đường trắng một ít
Cách thực hiện:
Bước 1: Đem thái lát mỏng thiên ma
Bước 2: Cho thiên ma vào cùng gạo nếp nấu thành cháo
Bước 3: Đợi cho cháo chín mới cho trúc lịch, đường trắng và đun sôi nhào là được.
Bước 4: Chia ra ăn hết trong ngày, mỗi ngày chỉ sử dụng một liều này.
Bài 2: Canh thầu dầu, trứng gà
Nguyên liệu: Lấy rễ cây thầu dầu đỏ (tía) 50g, trứng gà 2 quả, dấm ăn 10ml.
Cách thực hiện:
Bước 1: Trước tiên lấy rễ thầu dầu đỏ sắc lấy 150ml nước, bỏ bã
Bước 2: Cho trứng gà vào khi nước đang còn nóng, đồng thời cho luôn cả dấm rồi đun tiếp.
Bước 3: Ăn trứng uống nước canh.
Mỗi ngày cần ăn hết 1 liều này. Ăn liên tục 7 – 10 ngày là một liệu trình.
Bài 3: Cháo sơn thù du, câu kỷ tử, rết
Nguyên liệu: Sơn thù du 10g, câu kỷ tử 25g, rết 1 con, gạo nếp 100g.
Cách thực hiện:
Bước 1: Trước tiên cho cả 3 vị thuốc trên vào sắc lấy nước bỏ bã.
Bước 2: Cho gạo nếp vào nước thuốc nấu nhừ thành cháo.
Bước 2: Chia ra ăn hết trong ngày, mỗi ngày cần ăn hết một liều này. Một liệu trình là 3 – 5 ngày liền.
Bài 4: Canh gan cừu, hoa cúc
Chuẩn bị: gan cừu hay dê cũng được 50g, cốc tinh thảo 6g, hoa cúc trắng 9g.
Cách nấu: Cho tất cả nguyên liệu trên vào hầm chín nhừ, nêm gia vị vừa miệng là được.
Phương pháp điều trị bệnh động kinh bằng thực phẩm chức năng
Hiện nay các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh động kinh đang quảng bá rất rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên tác dụng chính của các thực phẩm chức năng này là hỗ trợ điều trị các cơn động kinh cục bộ có hay động kinh không kèm theo các cơn toàn thể thứ phát, ngoài ra có thể điều trị các rối loạn lo âu phổ biến, đau thần kinh ở người lớn.
Trên đây là 3 phương pháp điều trị bệnh động kinh phổ biến nhất. Tuy nhiên thì áp dụng phương pháp nào đi chăng nữa người bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Không tự ý sử dụng, cũng như không được ngưng thuốc, đổi phương pháp điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sỹ.
Đặc biệt đối với các bệnh nhân động kinh là trẻ em gia đình bạn cần tuân thủ chế độ chữa trị của bác sĩ và cho trẻ tái khám định kỳ, không nên vì lo lắng mà tự ý dùng những loại thuốc theo mách bảo có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Muốn dùng thuốc điều trị động kinh nên tư vấn ý kiến bác sĩ
Phụ nữ mắc bệnh động kinh không nên mang thai đúng hay sai?
Gần đây có rất nhiều tranh luận về việc Phụ nữ mắc bệnh động kinh không nên mang thai. Vậy việc này đúng hay sai?
Mặc dù bệnh động kinh có thể di truyền từ mẹ sang con tuy nhiên quan niệm Phụ nữ mắc bệnh động kinh không thể hoặc không nên mang thai là hoàn toàn sai lầm và cần phải loại bỏ. Thậm chí trên thế giới từng có những phong trào bảo vệ quyền có con của phụ nữ bị động kinh.
Phụ nữ mắc động kinh thường phải chịu tiếng ác là không thể sinh con hoặc nếu sinh được thì có thể di truyền bệnh cho con. Vì vậy mà nhiều phụ nữ lo sợ rằng khi bệnh bị tiết lộ ra ngoài, thì cũng rất khó có cơ hội lập gia đình. Những lo lắng khiến bệnh tình của họ lại càng thêm nặng mà thôi.
Như chúng tôi chia sẻ rất nhiều về tầm quan trọng của sự quan tâm, đồng cảm của những người xung quanh đối với các bệnh nhân động kinh đặc biệt là phụ nữ. Chính sự kỳ thị quá mức và quan điểm sai lầm của cộng đồng đã khiến cho những người phụ nữ này phải chịu quá nhiều sức ép tâm lý. Đặc biệt, phụ nữ còn nỗi đau nào hơn là đau đớn khi bị tước mất quyền làm mẹ thiêng liêng.
Thực tế là, nếu bệnh nhân động kinh đã được điều trị cắt cơn, bệnh nhân vẫn có thể mang thai bình thường. Để yên tâm nhất các bạn cần phải theo dõi thường xuyên cùng với bác sỹ bởi bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc phù hợp để giảm nguy cơ dị tật thai nhi.
Tóm lại, bệnh động kinh là bệnh cần chữa và hoàn toàn có thể chữa khỏi vì thế các bạn cứ yên tâm kiên trì điều trị theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Chúc các bạn luôn khỏe!
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn