Sốt cao ở người trưởng thành có nguy hiểm không?

Sốt ở người trưởng thành được xem là triệu chứng khá phổ biến. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn đặc biệt nguy hiểm như nhiễm khuẩn nặng, ung thư, các bệnh rối loạn tự miễn…

Ngày đăng: 19-09-2017

2,188 lượt xem

Nguyên nhân gây sốt ở người trưởng thành

Nếu bạn bị sốt rất có thể bạn đang nhiễm một loại virus hoặc vi khuẩn nào đó. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện ra virus, nó sẽ giải phóng ra các tín hiệu hóa học đặc biệt, để hệ thống bạch cầu chống lại virus. Điểu này làm thay đổi thân nhiệt cơ thể gây ra cơn sốt.

Một số trường hợp sốt nhẹ kéo dài không rõ nguyên nhân sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều bởi vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn như viêm khớp dạng thấp, ung thư, các bệnh rối loạn tự miễn…

Sốt ở nhiệt độ rất cao (trên 400C) lại thường là biểu hiện của những bệnh nhiễm trùng nặng chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, sốt rét, viêm màng não hay tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định.

Đừng xem nhẹ những biểu hiện sốt ở người trưởng thành

Dấu hiệu của cơn sốt nguy hiểm

- Rối loạn chức năng tâm thần, nhầm lẫn, thần trí mơ hồ, hôn mê

- Bị nhức đầu, cứng cổ, có những đốm nhỏ màu đỏ hoặc màu tím trên da

- Cứng hàm, đổ mồ hôi, co thắt cơ, đau cổ

- Đau bụng, co giật

- Tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, thở gấp

- Nhiệt độ cơ thể cao hơn 40 độ C hoặc thấp hơn 35 độ C

- Đi đến vùng có dịch bệnh nguy hiểm (virus cúm, sốt xuất huyết…) trước khi sốt

Khi gặp phải cơn sốt kèm theo các dấu hiệu như trên, người bệnh cần nhanh chóng tới các bệnh viện uy tín để nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất.

Nên làm gì nếu bị sốt?

Hầu hết các cơn sốt thường tự hết sau 1 tới 2 ngày, nhưng thay vì chờ đợi bạn có thể áp dụng một số phương pháp để cơ thể phục hồi nhanh chóng và cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn nên uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước bổ sung chất điện giải hoặc nước ép trái cây. Nước giúp làm mát cơ thể từ bên trong và giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước do cơn sốt.

Uống nhiều nước khi bị sốt giúp bạn hạ nhiệt nhanh chóng

Một số loại thuốc hạ sốt thông dụng như ibuprofen, acetaminophen (pracetamol), Aspirin có thể giúp hạ sốt nhanh chóng, nhưng bạn không nên dùng Aspirin cho các con của mình nếu trẻ cũng bị sốt bởi nó rất hại dạ dày. Tốt nhất, việc dùng thuốc cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sốt làm trầm trọng thêm các triệu chứng của một số bệnh liên quan tới cơ chế thần kinh như rối loạn nhịp tim, mất trí nhớ… đồng thời thì sau mỗi cơn sốt người bệnh còn cảm thấy rất mệt mỏi.

Không chỉ vậy, sốt cao ở người lớn vẫn có thể xuất hiện cơn co giật, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân. Vì vậy, nếu bạn sốt cao trên 400C, sốt kéo dài trên 2 ngày thì nên sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị cụ thể.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (2)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • Đoàn Ngọc thảo (04-11-2018) Trả lời
    Mẹ em sốt cả tuần uống thuốc chỉ thấy đỡ thui chứ hk hết hản.... mới bữa này buổi chìu đang bình thường tự nhiên mở quạt lên cái mẹ em đổ mồ hôi hột rồi tay chân dựt dựt nói chuyện hk nổi.... tối lại bị nữa ! Mong anh chỉ thuốc để mua cho mẹ em uống ! Em thương mẹ em lắm
    • Đông y Trịnh gia (09-11-2018)
      Đoàn Ngọc Thảo thân mến! Bệnh của mẹ em điều trị càng sớm càng tốt nhé. Em liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 0913826068 hoặc 0378041262 để được tư vấn tốt nhất nhé.