Điều trị ngay nếu con bạn có dấu hiệu bị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Nhiều cha mẹ thường chủ quan cho rằng dấu hiệu bị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh là nhất thời và không gây nguy hiểm đến trẻ nên không điều trị bệnh sớm cho con. Tuy nhiên, đó là quan niệm hết sức sai lầm, mặc dù đa số bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh ở dạng lành tính nhưng không phải là nó không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, hành vi thậm chí là tính mạng của trẻ.

Ngày đăng: 03-01-2017

2,190 lượt xem

Những dấu hiệu bị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh dạng nguy hiểm

►Dấu hiệu bị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh dạng Ohtahara xuất hiện rất sớm vào những ngày đầu khi trẻ chào đời với dấu hiệu là cơn co thắt tăng trương lực cơ và cơn co giật cục bộ. Hội chứng Ohatara sinh ra do bất thường cấu trúc hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, không có tính chất gia đình. Biểu hiện của bệnh là lúc trẻ ra đời hoàn hoàn bình thường, sau một thời gian sẽ xuất hiện các cơn co thắt xảy ra thường xuyên. Trẻ mắc phải hội chứng Ohtahara thường chậm phát triển hơn trẻ khác, nếu không chữa trị kịp thời sẽ tiến triển nặng hơn thành hội chứng West.

Hội chứng West hay còn được gọi là chứng co thắt ở trẻ sơ sinh, là dạng bệnh bí ẩn nhất trong tất cả các thể động kinh. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là các cơ của bé dường như co thắt đột ngột khiến đầu cúi gập xuống, hai tay hất lên, đầu gối cũng co lại và cơ thể uốn cong về phía trước. Sau đó, gần như ngay lập tức các cơ lại giãn ra, cơ thể bé lại trở về trạng thái bình thường. Hiện tượng này thường lặp lại khoảng 10 - 20 lần liên tục trong thời gian 2 – 3 phút và một ngày có thể có nhiều đợt co thắt như vậy xảy ra. Chứng co thắt không gây ra đau đớn nhưng trẻ có thể khóc vì những động tác bất ngờ có thể làm chúng bị giật mình.

Nếu  không điều trị sớm, trẻ thường sẽ bị khuyết tật phát triển cả về thể chất và trí tuệ hoặc có thể dẫn đến tự kỷ khi lớn lên. Đôi khi trẻ sẽ mất đi cả những kỹ năng như ngồi, bò hoặc tập nói…

Dấu hiệu bị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng

►Dấu hiệu bị bệnh động kinh dạng hội chứng Dravet (DS) là bệnh động kinh di truyền nặng ở trẻ sơ sinh: Bệnh nhân mắc chứng Dravet ở giai đoạn sơ sinh thường bị co giật khi sốt và không sốt cũng lên cơn co giật. Trong giai đoạn bệnh tiến nặng lúc trẻ lớn hơn khiến trẻ rất tăng động, mất kiểm soát hành vi và hầu như kháng lại tất cả các loại thuốc chống động kinh.

Như vậy, dấu hiệu bị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh rất đa dạng, lại xuất hiện vào giai đoạn não trẻ đang phát triển nên khó khăn trong việc điều trị, nguy cơ kháng thuốc cao, suy thoái sự phát triển thể chất, hành vi tâm lý ở trẻ.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Các biện pháp phòng ngừa và điều trị dấu hiệu bị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Động kinh là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đe dọa đến cuộc sống sau này của trẻ, cho nên bé cần được chữa bệnh ngay lập tức. Bện cạnh đó là những lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa đến gia đình của bé để ngăn ngừa bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh như:

⇒ Các bà mẹ khi mang thai nên khám thai định kì để phát hiện dấu hiệu bất thường của thai nhi, chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, tránh những chất kích thích sẽ rất có hại cho bộ não thai nhi.

⇒ Tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ bé khỏi các bệnh về não có thể dẫn đến động kinh.

⇒Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ, tránh những tác động gây chấn thương não

Cho trẻ đi khám ngay nếu nghi ngờ có dấu hiệu bị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Đa số trẻ có dấu hiệu bị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường khỏi hẳn khi trẻ lớn lên, nhưng cũng có nhiều trường hợp biến chứng thành các hội chứng động kinh nguy hiểm khác. Do vậy, nếu cha mẹ phát hiện ra con mình có biểu hiện nghi là động kinh thì nên cho trẻ đi khám bệnh kịp thời để bác sĩ đưa ra đúng phác đồ điều trị.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha