Làm sao để tiếp cận chuẩn đoán và điều trị bệnh động kinh cục bộ?

Bệnh động kinh cục bộ nói riêng và bệnh động kinh nói chung được xem là bệnh lý nguy hiểm trong các chứng bệnh về thần kinh. Do đó, việc tiếp cận chuẩn đoán cũng như điều trị sớm là điều hết sức cần thiết

Ngày đăng: 24-02-2017

1,814 lượt xem

Qúa trình chuẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh động kinh cục bộ

- Hỏi tiền sử bệnh nhân các triệu chứng và tính chất cơn giật trong quá khứ, các sang chấn sản khoa, chấn thương, bệnh thần kinh, bệnh nội khoa mà người bệnh có thể mắc phải.

Điều tra tiền sử của bệnh nhân rất quan trọng trong chuẩn đoán bệnh động kinh cục bộ

- Bác sĩ phải chứng kiến khi bệnh nhân lên cơn để quan sát các dấu hiệu điển hình của bệnh động kinh cục bộ ra bên ngoài như:

→ Bất thường về thị giác: Bệnh nhân nhìn thấy ảo giác và thấy đồ vật xung quanh nhỏ hơn hoặc to hơn kích thước thật.  

→ Thay đổi thính giác: Nghe thấy những âm thanh lạ trong tai như tiếng chuông gió, tiếng máy chạy…:

→ Thay đổi khứu giác: Ngửi được mùi khủng khiếp: mùi trứng thối, mùi cao su cháy, mùi lưu huỳnh …

→ Thay đổi vị giác: Cảm nhận được các vị cay, đắng, chua, ngọt gắt, vị kim loại trong miệng, cảm giác buồn nôn, nặng bụng, đầy hơi hoặc trống rỗng,

→ Cảm giác khó chịu trong đầu như là choáng váng, bị xiết chặt, cảm giác sợ sệt với cường độ thay đổi từ lo âu nhẹ đến hoảng loạn dữ dội.

- Người bệnh có thể đột nhiên nhăn nhó khuôn mặt, cười lớn, nói, hát, la hét, ăn nói tục tĩu, rên rỉ, thở hổn hển.

- Xuất hiện cơn co cứng hoặc rung giật cơ ở một phần của cơ thể kèm theo đầu, mắt lệch sang một bên.

- Biểu hiện kích động lặp đi lặp lại như đấm, đá kèm theo cười nói, khóc lóc, la hét và thường bị chẩn đoán nhầm thành rối loạn tâm lý.

- Các xét nghiệm lâm sàng: Dùng kĩ thuật đo điện não đồ và chụp MRI để phát hiện bệnh động kinh cục bộ và khu vực não bị tổn thương gây ra bệnh.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Điều trị cho bệnh nhân mắc động kinh dạng cục bộ

Sau khi đã có kết luận chính xác về bệnh động kinh cục bộ, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào tình trạng bệnh, triệu chứng, mức độ, độ tuổi của người bệnh để đưa ra loại thuốc điều trị phù hợp.

Bác sĩ nên tư vấn kĩ cho bệnh nhân về các phương pháp chữa bệnh động kinh cục bộ

Các loại thuốc tây thường dùng để điều trị bệnh động kinh cục bộ là: carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, valproat. Các loại thuốc này thường sẽ gây ra tác dụng phụ, do đó, cần cân nhắc trước khi sử dụng và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Phương pháp chữa bệnh động kinh cục bộ bằng phẫu thuật được thực hiện khi các xét nghiệm cho thấy cơn động kinh có nguồn gốc do tổn thương khu vực não. Trong một số trường hợp, phẫu thuật bệnh động kinh có thể gây ra các biến chứng như liệt, mất ngôn ngữ, mất nhận thức. Do đó, cần trao đổi kĩ với bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật.

- Áp dụng chế độ ăn ketogenic trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo người bệnh không bị thiếu chất dinh dưỡng cũng như một số vấn đề khác.

- Nên có một lối sống lành mạnh, khoa học, tránh căng thẳng, stress sẽ khiến bệnh tình trầm trọng hơn.

Ngoài các phương pháp trên, hiện nay, những bài thuốc đông y gia truyền điều trị bệnh động kinh cục bộ cũng đang rất phổ biến vì hiệu quả lâu dài, an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân. 

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha