Dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với những hành động vô thức khác của trẻ. Đa số dạng động kinh ở trẻ sơ sinh là thể lành tính, tuy nhiên, nếu cha mẹ phát hiện ra sự bất thường ở con thì nên đi khám để được tư vấn kĩ hơn.
Ngày đăng: 08-01-2017
2,044 lượt xem
Cần để ý để nhận biết dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh
Nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ thường thấy hiện tượng lạ ở trẻ là môi dưới, có khi cả hàm dưới bị giật giật liên tục, run người, tay giật nhẹ.... Khoảng hơn 2 tháng thì hiện tượng đó hết, nhưng thay vào đó lại thấy xuất hiện hiện tượng co giật mỗi khi trẻ buồn ngủ. Vừa bị co giật vừa khóc khiến trẻ hay bị thức giấc. Lúc không buồn ngủ cũng có triệu chứng như vậy nhưng rất ít.
Nếu không để ý quan sát thì rất dễ nhầm bệnh động nhẹ ở trẻ em với một số bệnh lý khác
Có thể lí giải biểu hiện này là do hệ thần kinh của trẻ còn non yếu nên chưa kiểm soát được hoạt động của tín hiệu điện, tuy nhiên đó cũng là cảnh bảo của dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh.
Co giật ở trẻ nhỏ có rất nhiều nguyên nhân, từ lành tính sinh lý cho đến bệnh lý động kinh, tuy nhiên đó là thuật ngữ chung cho nên muốn chuẩn đoán chính xác cần phải làm thêm một số xét nghiệm như đo điện não đồ và chụp cộng hưởng từ MRI.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
Nhìn chung, dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường có những đặc trưng như sau:
- Cơn co giật sơ sinh lành tính: Thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 5 sau khi trẻ chào đời mà tỉ lệ mắc đa số là ở bé trai. Dấu hiệu điển hình của cơn co giật sơ sinh lành tính là những cơn giật cơ ở tay hoặc chân từ bên này cơ thể sang bên đối diện, kéo dài khoảng 30 giây, sau đó trẻ có thể ngủ gà. Cơn co giật sơ sinh lành tính ít khi phát triển thành bệnh động kinh, tuy nhiên ở một số trẻ sẽ bị chậm nói, chậm phát triển về tâm lý, dễ bị co giật khi sốt cao.
- Động kinh sơ sinh có yếu tố gia đình: Xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi trẻ ra đời, với biểu hiện là các cơn giật cơ, ngừng thở khoảng từ 1-3 phút, tái diễn liên tục. Gần 20% trẻ mắc bệnh động kinh sơ sinh yếu tố gia đình có thể xuất hiện cơn động kinh thứ phát trước 2 tuổi và khi trưởng thành.
Bệnh động kinh nhẹ ở trẻ em không phải là không có nguy hiểm
Để kiểm soát dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ em thì việc dùng thuốc là không tránh khỏi. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ. Mặc dù những loại thuốc chống động kinh đã rất phổ biến nhưng để biết liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc thì nên được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi lẽ, ngay cả khi có những trẻ hoàn toàn giống nhau về triệu chứng bệnh, nhưng chưa chắc điều trị đã giống nhau vì còn xem xét về nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó, cha mẹ nên tuyệt đối thận trọng khi quyết định điều trị cho trẻ có dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh.
ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn