Một số thắc mắc và giải đáp về bệnh động kinh ở trẻ em(P1)

Xoay quanh vấn đề bệnh động kinh ở trẻ em có rất nhiều câu hỏi của các bậc phụ huynh. Chúng tôi xin tổng hợp một số câu hỏi thường gặp nhất được độc giả gửi đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện nổi tiếng được đăng tải trên website của những bệnh viện đó như sau.

Ngày đăng: 05-01-2017

1,728 lượt xem

Câu hỏi: Cho tôi được hỏi, bệnh động kinh có phải là bệnh di truyền hay không và khi bé bị sốt cao co giật có tái phát lần sau không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn,

Động kinh có nhiều nguyên nhân khác nhau. Các trường hợp mà tổn thương não gây động kinh không có yếu tố di truyền. Các trường hợp động kinh vô căn (không tìm thấy tổn thương não) có thể có yếu tố di truyền. Người ta đã xác định được một số gen gây bệnh động kinh. Một số gia đình có rất nhiều thành viên bị bệnh động kinh và bị cùng một kiểu cơn giống nhau.Con của những cha mẹ cùng bị bệnh động kinh có tỷ lệ mắc bệnh động kinh cao hơn nhóm trẻ khác.

Sốt co giật là tình trạng co giật xảy ra khi trẻ bị sốt. Tỷ lệ tái phát co giật ở những trẻ đã từng sốt co giật sẽ cao hơn ở trong cộng đồng và những đứa trẻ này có tỷ lệ bệnh động kinh cao hơn dân số chung.

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, có thuốc nào để chữa dứt bệnh động kinh không ạ, nếu lỡ mắc bệnh này có ảnh hường đến sự phát triển trí tuệ suốt đời hay không?

Thuốc động kinh được bác sĩ chọn lựa dựa vào tính chất mỗi loại cơn động kinh, biểu hiện điện não đồ cục bộ hay toàn thể và dựa vào bệnh lý sẵn có của bệnh nhân.

Nếu việc chọn lựa thuốc động kinh thỏa được đủ các điều kiện trên thì việc điều trị động kinh bằng thuốc có thể kiểm soát được 70 đến 80% bệnh nhân hết cơn hoàn toàn. Tuy nhiên việc điều trị động kinh là điều trị lâu dài; cần tuân thủ đúng điều trị( không tự ý ngưng thuốc, không tự ý tăng giảm liều, tái khám  đầy đủ) thì mới mang lại kết quả hết cơn cao.

Sự phát triển trí não của trẻ bị động kinh là tùy thuộc vào bệnh lý nền của não gây bệnh động kinh. Nếu não bộ không tổn thương thực thể mà chỉ là những rối loạn hoạt động điện gây bệnh động kinh thì thường không ảnh hưởng đến sự phát triển tâm vận của trẻ.

Bệnh động kinh ở trẻ em thường có biểu hiện đa dạng

Bệnh động kinh ở trẻ em thường có biểu hiện đa dạng

Câu hỏi: Bé nhà em được 2 tháng, bé rất hay đòi ăn và ăn rất nhiều, lúc cho bé ăn thì bé rất hay gồng mình, co chân, thở gấp, làm trớ sữa ra ngoài. Vậy có phải bé có dấu hiệu động kinh không ạ?

Chào em,

Bé gần 2 tháng tuổi mà đòi ăn liên tục như vậy là nhiều. Bé có trớ sữa, có nghĩa là có trào ngược dạ dày thực quản. Em thấy bé gồng mình, co chân thở mạnh có thể do sữa trào lên làm bé đau

Em nên đưa bé đến BS khám để xác định nguyên nhân và điều trị để được chuẩn đoán chính xác bệnh tình của trẻ.

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, con tôi không sốt cao nhưng khi bé khóc nhiều là bị co giật, bé đã được đo điện não đồ nhưng kết quả ghi nhận không thấy sóng động kinh. Bác sĩ khuyên cần theo dõi thêm và hạn chế để bé khóc, vậy có cách nào để biết rõ bé có bị động kinh không và hướng điều trị ra sao?

Chào bạn,

Khóc lặng là một tình trạng rất hay gặp ở trẻ em. Đây còn là một chẩn đoán phân biệt với bệnh động kinh ở trẻ em. Cơn khóc lặng xảy ra ở những đứa trẻ trong tuổi nhũ nhi thường sau những đòi hỏi hoặc đau quá mức. Biểu hiện bằng cơn khóc lặng người, có thế tím nhẹ trong cơn và sau cơn có thể giật nhẹ tay chân. Đây là những biểu hiện lành tính liên quan đến yếu tố tâm lý và không liên quan gì tới bệnh động kinh và trẻ vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên cũng cần phải theo dõi và đánh giá lại ngay khi có những biểu hiện bất thường khác ví dụ như co giật hoặc tím tái kéo dài sau cơn.

Cần phân biệt cơn khóc lặng và dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ

Cần phân biệt cơn khóc lặng và dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, con của em năm nay 22 tháng tuổi, lúc sinh bé hoàn toàn bình thường. Năm bé được 1 tuổi thì bé có sốt, nhiệt độ đo là 38 độ, bị co giật tím tái chừng 2 phút. Sau đó, lúc bé 18 tháng cũng bị co giật khi sốt 37,5 độ và mới đây nhất bé chỉ sốt nhẹ mà vẫn xuất hiện co giật. Em có đưa con đi khám ở bệnh viện Nhi đồng thì được chuẩn đoán động kinh và được cho uống depakin.

Từ khi bé uống thì ăn uống giảm hẳn, bị sụt cân và không chịu uống sữa. Hiện nay bé đi đứng bình thường và nói chuyện rất rõ, rất lanh lẹ, nhưng chân trái của bé yếu và bị run. Xin hỏi bác sĩ hai bệnh này có liên quan với nhau không ạ?

Chào bạn,

Tình trạng co giật lặp đi lặp lại ở cháu và đặc biệt là lần co giật khi không sốt (37,3 độ) có thể cho phép xác định được cháu của bạn đã bị động kinh. Cơn động kinh có nhiều dạng khác nhau (cục bộ hay toàn thể) và một trẻ có thể có nhiều kiểu cơn khác nhau. Vì thế con của bạn với tình tạng giật nhẹ chi vài giây và yếu chi chứng tỏ cháu có thể bị động kinh loại nhiều cơn khác nhau. Việc điều trị những thể động kinh này tương đối khó, khả năng kháng thuốc cao vì thế bạn nên tuân thủ điều trị tránh gây thêm nguy cơ kháng thuốc cho trẻ. Các tác dụng phụ của thuốc đôi khi có thể gặp như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, sụt cân...sẽ được các BS điều chỉnh cho phù hợp và để hạn chế thấp nhất khi bạn đi tái khám cho cháu.

ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha