Động kinh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, đời sống, học tập của trẻ. Vậy Động kinh làm trẻ chậm phát triển trí tuệ đúng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Ngày đăng: 12-12-2021
1,041 lượt xem
Những ảnh hưởng từ bệnh động kinh đối với trẻ
Bệnh động kinh ở trẻ đặc biệt là ở trẻ sơ sinh là loại bệnh mà cha mẹ rất khó nhận biết nếu không để ý quan sát. Động kinh là một bệnh lý ở não và thực tế cho thấy những người chưa có nhiều kiến thức chỉ nghĩ về bệnh lý này liên quan đến các cơ co giật khi bị bệnh. Bệnh động kinh được coi là bệnh không rõ nguyên nhân gây bệnh. Thông thường nguyên nhân gây động kinh là do xuất hiện những bất thường trong cấu trúc của não bộ.
Những ảnh hưởng từ bệnh động kinh đối với trẻ có thể được tóm tắt như sau:
Động kinh gây đau đầu mệt mỏi và muốn ngủ sau cơn động kinh
Đại đa số trẻ em mắc bệnh động kinh thường mệt mỏi, đau đầu sau khi cơn động kinh xảy ra. Chính vì thế mà lúc này trẻ cần được nghỉ ngơi và ngủ để hồi phục lại sức khỏe. Cha mẹ cũng không nên quấy rầy cũng như đánh thức con, bởi biểu hiện này là bình thường.
Đặc biệt, nếu cha mẹ quan tâm để ý sẽ thấy được các cơn động kinh này xuất hiện vào ban đêm nên thường làm trẻ giảm thời gian và chất lượng của giấc ngủ. Từ đó mà dẫn tới hậu quả của việc động kinh ở trẻ là kéo theo uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ, tinh thần kém vào ban ngày và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như việc học tập của trẻ.
Bệnh động kinh ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý
Cảm xúc chung của người bệnh động kinh cả ở người lớn lẫn trẻ nhỏ là khó chịu và luôn lo lắng không biết khi nào cơn động kinh xảy ra. Từ đó mà tâm trạng người bệnh không được thoải mái luôn trong trạng thái căng thẳng, lâu dần có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và trí nhớ.
Vì thế nếu cha mẹ đang có trẻ mắc bệnh động kinh thì cần chăm sóc tốt cho trẻ bằng những việc đơn giản sau đây: Giúp trẻ ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và làm những việc yêu thích để cải thiện cảm xúc, hứng thú hơn trong công việc cũng như học tập.
Ngoài ra, động kinh có thể gây ra những chấn thương cho trẻ do té ngã mỗi khi lên cơn co giật. Thậm chí có người bệnh phải điều trị nếu thương tích nặng, nguy hiểm hơn là mất mạng. Khi cơn động kinh kết thúc còn làm đau mỏi cơ bắp và đau đầu, khiến họ phải chịu đau đớn trong một thời gian dài sau đó.
Cơn động kinh khiến trẻ thường mệt mỏi sau cơn
Bệnh động kinh ảnh hưởng như thế nào tới việc học tập của trẻ?
Theo khảo sát thì bệnh động kinh có thể tác động tới trí não cũng như việc học của trẻ theo nhiều phương diện khác nhau. Ngoài những ảnh hưởng được chúng tôi chia sẻ ở phần trên thì các bạn cần lưu ý những tác hại sau đây:
Động kinh gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học tập
Như chúng ta đã biết thì động kinh có nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên thì bất kỳ thể động kinh nào, đều xuất hiện cơn co giật. Và một khi tần suất co giật xuất hiện càng nhiều sẽ càng ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ. Đặc biệt là khả năng tiếp nhận, ghi nhớ và xử lý thông tin kém hơn so với những trẻ bình thường. Cụ thể
+ Động kinh do bất thường ở thùy thái dương bên trái (hay vùng ngôn ngữ) của não khiến người bệnh khó nhớ từ ngữ.
+ Động kinh thùy thái dương bên phải (vùng trực quan) làm giảm trí nhớ với những gì đã nhìn thấy.
+ Động kinh xuất phát từ thùy trán gây ra khó khăn trong việc ghi nhớ các việc cần làm ở tương lai.
Động kinh xảy ra ban đêm gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến học tập vào ban ngày. Chính vì những ảnh hưởng này mà ngay sau cơn động kinh, trẻ có thể bị suy giảm trí nhớ và cần thời gian để hồi phục trở lại.
Bệnh động kinh gây giảm khả năng tập trung chú ý của trẻ
Với rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bệnh động kinh có thể ảnh hưởng tới khả năng tập trung chú ý của trẻ. Không chỉ ảnh hưởng ngay lúc xảy ra cơn mà trong thời gian phục hồi sau cơn động kinh cũng bị ảnh hưởng. Nếu sự mất tập trung này xảy ra khi trẻ đang nghe giảng sẽ khiến trẻ xao nhãng và không tiếp thu được nhiều. Hơn nữa, trẻ sẽ thấy mệt mỏi khi bị bệnh, tự ti vì bệnh của mình sẽ không thể tập trung và tiếp nhận thông tin tốt như những trẻ có tâm trạng tự tin, vui vẻ.
Trẻ khó tập trung vào học do mắc bệnh động kinh
Cơn động kinh xuất hiện bất ngờ làm bài giảng bị gián đoạn
Như chúng ta đã biết thì cơn động kinh không chỉ xuất hiện vào ban đêm mà còn cả ban ngày, đặc biệt cả lúc trẻ đang học. Và nếu cơn động kinh xuất hiện trong khi đang học trên lớp thì sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng của buổi học.
Bởi sau cơn động kinh trẻ cần được nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh để hồi phục nên bắt buộc phải rời khỏi lớp học đồng nghĩa với việc không thể nghe giảng trong một khoảng thời gian. Nếu cha mẹ có con không may bị động kinh, đừng ngần ngại trao đổi với giáo viên để được hỗ trợ tốt nhất khi cơn xảy ra và để bù lại phần kiến thức bị mất đi.
Bài kiểm tra, kỳ thi bị ảnh hưởng bởi cơn động kinh ở trẻ
Theo nhiều cách khác nhau mà động kinh ảnh hưởng tới bài kiểm tra, kỳ thi của trẻ. Ai cũng biết rằng thời gian ôn tập để kiểm tra, thi cử là thời gian ai cũng đều lo lắng và căng thẳng hơn bình thường. Chính những yếu tố tâm lý này khiến cơn động kinh ở trẻ xảy ra nhiều hơn. Thêm vào đó thì do chứng động kinh ảnh hưởng tới trí nhớ và khả năng tư duy nên trẻ sẽ cảm thấy kỳ thi trở nên khó khăn hơn, từ đó mà càng lo lắng.
Nghiêm trọng hơn nếu cơn động kinh xảy ra ngay trước hay trong khi thời gian thi diễn ra thì càng đáng lo ngại. Nếu nhẹ gây mệt mỏi làm giảm chất lượng bài làm nếu nặng thậm chí bỏ lỡ một phần hoặc toàn bộ kỳ thi. Lúc này rất cần sự trao đổi với giáo viên và nhà trường với cha mẹ để thiết kế phòng riêng, yên tĩnh để trẻ có thể hoàn thành bài thi được trọn vẹn. Bên cạnh đó, trẻ nên thư giãn tinh thần, tránh tình trạng quá căng thẳng, mệt mỏi khiến cơn động kinh xảy ra nhiều hơn trong mỗi lần thi cử.
Động kinh ảnh hưởng tới các môn học thí nghiệm của trẻ
Động kinh ảnh hưởng tới các khóa học có thực hành hoặc có hoạt động thể chất của trẻ. Bởi các cơn động kinh thường xảy ra bất ngờ và có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thực hành trong khi học tập, cụ thể như các môn thí nghiệm, môn thể dục, vẽ, nhạc, bơi lội…. Vì vậy chúng ta cần phải có sự chuẩn bị.
Cha mẹ, giáo viên và ngay cả trẻ mắc bệnh động kinh nên có kế hoạch trước khi tham gia những khóa học có các hoạt động này, hạn chế ảnh hưởng tới việc học cũng như tránh gặp phải những chấn thương không mong muốn.
Với những chia sẻ về những ảnh hưởng trên đây thì chắc chắn các bậc phụ huynh đã có được câu trả lời liệu rằng con có thể đi học, có thể tiếp thu được những gì cô giáo dạy như bao đứa trẻ bình thường khác hay không rồi đúng không nào.
Động kinh làm trẻ chậm phát triển trí tuệ đúng không?
Bệnh động kinh là một tình trạng rối loạn hoạt động điện não và đương nhiên sẽ không khỏi tránh được những ảnh hưởng tới khả năng tư duy trí nhớ của trẻ. Tuy nhiên, nếu điều trị tốt và biết cách kiểm soát bệnh, cha mẹ vẫn có thể cho con tới trường.
Chính vì những ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình học tập của trẻ nên có thể cho rằng động kinh làm trẻ chậm phát triển trí tuệ. Bởi chính căn bệnh này:
+ Gây khó khăn trong việc học và chức năng nhận thức kém ở trẻ. Những đứa trẻ này thường có trí nhớ kém, khó tập trung và học chậm hơn so với những đứa trẻ khác.
+ Việc học các kỹ năng và kiến thức mới của trẻ động kinh thường chậm hơn so với những đứa trẻ khỏe mạnh.
+ Trẻ mắc động kinh có khả năng tập trung yếu và không thể tập trung tối đa.
+ Những trẻ mắc bệnh động kinh thường thường không có hứng thú trong học tập như thiếu hứng thú trong việc giải quyết vấn đề.
Lâu về dần nếu không được chữa trị thì bệnh này của trẻ càng nghiêm trọng hơn từ đó mà xa lánh với mọi người, cô lập bản thân và không thích tham gia vào các hoạt động xã hội.
Trẻ bị động kinh dễ bị bạn bè kỳ thị
Cha mẹ có trẻ mắc bệnh động kinh nên làm gì để giảm tình trạng chậm trí tuệ ở trẻ?
Vì thiếu tự tin cũng như mất tập trung trong quá trình học tập chính vì thế mà trẻ cần đến sự trợ giúp của bố mẹ để thực hiện các hoạt động hàng ngày, kể cả việc học. Bố mẹ cần phải lặp lại các hướng dẫn nhiều lần, cho đến khi trẻ hiểu rõ.
Những trẻ mắc bệnh động kinh nên được theo học ở các trường đặc biệt. Nội dung học chủ yếu là cung cấp cho trẻ một số kỹ năng cơ bản trong cuộc sống và kỹ năng giao tiếp. Một số hoạt động xã hội và ngoại khóa cũng giúp trẻ động kinh tự tin hơn.
Tùy thuộc vào mức độ động kinh mà trẻ có thể theo học những chương trình khác nhau. Với những trẻ chỉ bị động kinh nhẹ có thể được hỗ trợ để sống độc lập và làm một số công việc đơn giản. Trong khi những trẻ ở mức độ bệnh rất nặng phải sống tại các trung tâm cộng đồng dưới sự giám sát và trông nom kỹ càng hơn.
Cha mẹ, người thân của trẻ cũng thực hiện một số biện pháp tại nhà để cải thiện tình trạng này. Tốt hơn hết vẫn là nên tạo ra một môi trường thân thiện và ấm cúng để trẻ có thêm sự dũng cảm và động viên. Từ đó mà trẻ, thoải mái, tự tin yên tâm học tập cũng như tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Các vấn đề mà bố mẹ của trẻ mắc bệnh động kinh cần phải đối mặt
Chăm sóc và giáo dục một đứa trẻ mắc bệnh động kinh đòi hỏi cha mẹ cần phải có sức khỏe và một sức mạnh về tình cảm. Những đứa trẻ này cần phải được chú ý hơn về mọi mặt. Từ các nhu cầu cơ bản như chăm sóc, y tế, hỗ trợ hằng ngày cho tới trách nhiệm giáo dục.
Bố mẹ của trẻ mắc bệnh động kinh thường gặp các chấn thương tâm lý từ bên ngoài như trầm cảm, tuyệt vọng, và buồn phiền. Bởi những khó khăn trong việc nuôi dạy đứa trẻ bị mắc bệnh động kinh có thể khiến họ tìm đến với rượu, bia thậm chí là ma túy. Nguy hiểm hơn nếu không được đồng cảm họ nhiều người còn có thể bị trầm cảm dẫn tới tự tử.
Bố mẹ của trẻ động kinh còn phải đối mặt với những vấn đề phức tạp liên quan đến việc học của trẻ. Nuôi dưỡng một đứa trẻ mắc bệnh động kinh có thể tốn kém hơn nhiều so với việc nuôi dạy một đứa trẻ bình thường khỏe mạnh khác.
Một số lời khuyên hữu ích giúp bạn nuôi dạy một đứa trẻ mắc bệnh động kinh
Đầu tiên, cha mẹ, người thân nên bổ sung cho mình một kiến thức về bệnh rộng rãi và đúng đắn nhất. Đương nhiên có rất nhiều nhiều nguồn khác nhau để biết được cách nuôi dạy hiệu quả nhất.
- Nên cho trẻ thử những điều mới trong cuộc sống.
- Đừng la mắng khi trẻ làm điều gì đó không tốt.
- Đưa cho trẻ những hướng dẫn cần thiết để đối phó những khi lên cơn động kinh. Nếu trẻ làm tốt hãy khen và động viên bởi những điều này sẽ giúp trẻ có động lực thực hiện những hoạt động này.
- Thường xuyên cho trẻ tham gia vào các hoạt động khác như hát, nhảy, hoặc vẽ tranh hoặc những môn học mà trẻ có năng khiếu, đam mê và hứng thú để học. Điều này có thể giúp trẻ cải thiện các kỹ năng xã hội, dạn dĩ hơn khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
- Luôn theo sát cuộc sống của trẻ và mức độ tiến bộ của trẻ ở trường để kịp thời giúp đỡ, can thiệp giúp trẻ phát triển tốt hơn.
- Cha mẹ cũng nên tham gia vào cộng đồng có chung hoàn cảnh. Gặp những bố mẹ có con bị động kinh khác. Từ đó bạn có thể nhận được lời khuyên tốt nhất và được hỗ trợ tinh thần từ chính họ.
- Xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ với trẻ. Chú ý đến các hành vi hung hăng của trẻ để giảm những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Cuối cùng vẫn là nên cho trẻ được đến gặp bác sỹ và điều trị bệnh động kinh. Trẻ cần phải thực hiện các bài kiểm tra sàng lọc thường xuyên để có phương pháp điều trị sớm kịp thời nhất.
Phương pháp điều trị bệnh động kinh ở trẻ được áp dụng nhiều hiện nay đó chính là dùng thuốc kháng động kinh. Tuy nhiên thì không thể tránh khỏi những tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống. Rất nhiều cha mẹ đã tìm tới các bài thuốc chữa động kinh bằng đông y bởi nó khá lành tính và hiệu quả đem lại thì cũng rất cao.
Điều trị bệnh động kinh cho trẻ bằng phương pháp gì đi chăng nữa cha mẹ cần đảm bảo rằng đã được sự cho phép của bác sỹ. Tuyệt đối không nên ngừng hay đổi thuốc sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh của trẻ.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn