Điều gì ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh giật kinh phong?

Khi tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh giật kinh phong mạn tính ngày càng gia tăng, vấn đề đặt ra là ngoài việc điều trị dứt điểm bệnh thì chất lượng sống của người bệnh sẽ ra sao, họ sẽ gặp phải những bất lợi gì?

Ngày đăng: 22-02-2017

1,416 lượt xem

Ảnh hưởng của bệnh giật kinh phong đến sức khỏe người bệnh

- Cơn co giật xuất hiện nhiều lần sẽ dẫn đến tổn thương trong não bộ, cụ thể là người mắc bệnh giật kinh phong thường hay bị đau nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng, run tay chân, ảnh hưởng tới các vấn đề về bộ nhớ, trầm cảm, suy nghĩ bất thường, hoặc hiếu động thái quá ở trẻ nhỏ, giảm khả năng tiếp thu và học hỏi do tế bào thần kinh bị tổn thương.

- Bệnh giật kinh phong có thể gây rối loạn nhịp tim và nhịp thở. Những người mắc kinh phong mạn tính có nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ cao hơn nhiều sơ với người bình thường.

Nguy cơ cao mắc bệnh về tim mạch và đột quỵ khi mắc bệnh giật kinh phong

- Khi sử dụng một số loại thuốc chống kinh phong có thể gây ra tác dụng phụ như ợ hơi, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, có hại cho gan.

- Cơn co giật do bệnh giật kinh phong khiến cơ bắp co giật không kiểm soát, dẫn đến hiện tượng căng cơ, đau cơ. Bên cạnh đó, trong nhiều tình huống, người bệnh bị mất trương lực, té ngã dẫn đến chấn thương, gãy tay, chân.

- Khi mắc bệnh giật kinh phong sẽ làm suy giảm phong độ, rối loạn cương dương, suy giảm sinh lý ở nam giới và ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ ở nữ giới.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG

Ảnh hưởng của bệnh giật kinh phong về tinh thần và quan hệ xã hội của người bệnh

- Xuất hiện tình trạng ăn không ngon miệng, giảm sinh lực, và rối loạn giấc ngủ, trầm cảm trong cơn hoặc loạn khí sắc thường kết hợp với kích động và các yếu tố loạn thần hoặc xung động tự làm hại bản thân ở người mắc bệnh giật kinh phong.

- Luôn cảm thấy tự ti, xấu hổ, mặc cảm và bị nhiều người xa lánh, hiểu sai về bản chất căn bệnh họ đang gặp phải.

- Người mắc bệnh giật kinh phong tử vong do tự sát là phổ biến hơn so với dân số chung (5 % so với 1,4 %). Những yếu tố phối hợp làm tăng nguy cơ tự sát bao gồm: bệnh nhân nam trẻ (25 – 49 tuổi), có các bệnh lý tâm thần kết hợp bao gồm rối loạn nhân cách, những khó khăn cá nhân gồm những vấn đề xã hội hoặc công việc, bệnh kéo dài và kiểm soát cơn không hoàn toàn.

Nguy cơ tự sát cao ở người mắc bệnh giật kinh phong

- Bệnh nhân mắc bệnh giật kinh phong thường có thu nhập thấp hoặc không có việc làm ổn định và nếu có thì khó thăng tiến. Đối với trẻ em thì không theo kịp bạn bè, không hoàn thành chương trình học.

Do vậy, ngoài việc dùng thuốc điều trị thì bệnh nhân mắc bệnh giật kinh phong cũng nên được hỗ trợ về mặt tâm lý. Mục tiêu là dùng các liệu pháp tâm lý khuyến khích bệnh nhân có một cuộc sống càng bình thường bao nhiêu càng tốt. Tránh để họ rơi vào trạng thái căng thẳng, bị kích động, u uất, trầm cảm, những điều này sẽ phản tác dụng của quá trình điều trị khiến bệnh phát triển nặng hơn. 

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha