Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh động kinh?

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng như thế nào tới bệnh động kinh? Cùng tìm lời giải đáp chính xác nhất tại đây!

Ngày đăng: 14-03-2023

378 lượt xem

Bệnh động kinh là gì?

Động kinh là một bệnh lý xảy ra do hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn. Khi đó, hoạt động của não bộ trở nên bất thường, gây ra các cơn co giật (cơn động kinh) hay các đợt bất thường trong hành vi, cảm giác và có thể khiến người bệnh mất ý thức.

Bất kỳ ai cũng đều có khả năng mắc phải căn bệnh động kinh này. Động kinh ảnh hưởng cả nam và nữ, mọi dân tộc và mọi lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát ngay từ nhỏ hoặc bắt đầu xuất hiện ở những người trên 60 tuổi.

Nhiễm covid-19 có làm tăng cơn co giật, động kinh không?

Người bị nhiễm covid-19 có thể gặp tình trạng mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt, sốt cao… đây chính là yếu tố có thể gây tăng cơn co giật ở người bệnh động kinh, đặc biệt là những người có tiền sử co giật do ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

Ngoài ra, một số trường hợp dù không bị động kinh nhưng nếu tình trạng nhiễm covid-19 mức độ nặng với các biểu hiện lú lẫn, hôn mê,… thì họ vẫn có thể bị co giật.

Bởi vậy, nếu phát hiện mình bị nhiễm covid-19 hay thông báo ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc đúng cách, đồng thời bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt để ngăn chặn thân nhiệt tăng cao gây tái phát cơn co giật, động kinh.

Covid-19 có thể làm tăng cơn co giật ở người bệnh động kinh

Mắc bệnh động kinh có làm tăng nguy cơ nhiễm virus covid-19 không?

Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy người bệnh co giật, động kinh có nguy cơ nhiễm covid-19 cao hơn người bình thường. Đồng thời mắc chứng bệnh này cũng không làm tăng mức độ nghiêm trọng và tỉ lệ tử vong khi nhiễm covid-19.

Tuy nhiên, một số người bệnh động kinh có thể mắc kèm các vấn đề sức khỏe khác khiến họ có nguy cơ nhiễm covid-19 cao hơn, cụ thể gồm:

- Mắc kèm các bệnh lý như tiểu đường, mỡ máu, béo phì, và các bệnh về tim, phổi…

- Có các vấn đề về thần kinh hoặc sử dụng một số loại thuốc gây suy giảm miễn dịch (hormone kích thích vỏ thượng thận ACTH, steroid, everolimus…

Thuốc điều trị động kinh có tương tác với vaccine covid-19?

Tất cả các loại vaccine hiện nay đều không tương tác, tương kị với các thuốc kháng động kinh. Bởi vậy trước và sau khi tiêm vaccine covid-19 người bệnh động kinh vẫn phải sử dụng thuốc chống co giật theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng bỏ thuốc. Đồng thời, trước khi tiêm vaccine cần trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc mình đang sử dụng để được tư vấn kĩ lưỡng, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Người bệnh động kinh lưu ý gì khi tiêm vaccine Covid-19?

Động kinh có gọi là bệnh nền không, lưu ý gì khi tiêm vaccine Covid-19?

Động kinh là bệnh lý xảy ra do sự bất thường trong não bộ. Một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát. Những cơn co giật khiến người bệnh mất ý thức, cảm giác tạm thời từ nhận thức đến hành vi vận động.

Bệnh nền là bệnh có sẵn, có nghĩa là lúc nào người bệnh cũng phải đối đầu với bệnh đó. Hội chứng động kinh có nhiều nguyên nhân hình thành như chấn thương của não bộ sau tai nạn, sang chấn sau sinh để lại di chứng về thần kinh. Bệnh không khó chữa, tuy nhiên cần phải được chẩn đoán, điều trị đúng phương pháp. Song song với đó là việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh.

Để chẩn đoán bệnh, chuyên gia sẽ thực hiện khám lâm sàng trước, sau đó kết hợp với các phương tiện kỹ thuật hiện đại để có kết quả chính xác nhất. Người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng bằng thuốc. Tương tự các bệnh lý khác, người bệnh cần điều trị tình trạng ổn định trước khi tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Tuy nhiên, người bệnh động kinh cần lưu ý tác dụng phụ, biến chứng do vaccinne gây ra, như sốt, sốt cao gia tăng tình trạng động kinh, đau đầu. Thực tế, có người sẽ không gặp các biểu hiện này, do đó, sau khi tiêm cần theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ.

Người mắc chứng động kinh vẫn có thể tiêm ngừa vắc xin ngừa Covid-19

Người bệnh động kinh nên làm gì để chăm sóc sức khỏe trong mùa dịch covid-19?

Để chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm covid-19 cũng như kiểm soát tốt cơn động kinh trong mùa dịch này, bạn nên lưu ý:

- Tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ y tế: Đeo khẩu trang ở nơi công cộng, rửa tay bằng xà phòng/dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác, không tụ tập đông người và nên khai báo y tế để cập nhật tình hình sức khỏe.

- Luôn dự trữ đầy đủ thuốc chống động kinh: Với tình trạng giãn cách như hiện nay, tốt nhất bạn nên chủ động dự trữ thuốc trong nhà, tránh tình trạng hết thuốc mà phải ngưng đột ngột gây gia tăng cơn co giật nhiều hơn.

- Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Ngừng uống rượu bia, hút thuốc lá; hạn chế những đồ ăn nhiều đường, chất phụ gia bảo quản; thay vào đó hãy tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, protein và luôn tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày, ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái: Dịch covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến nhiều người căng thẳng, lo lắng. Với người bệnh động kinh, điều này có thể khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn, bởi vậy hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái, làm những điều mình thích và thường xuyên trò chuyện với người thân, bạn bè để giải tỏa căng thẳng, lo âu.

Giữ tinh thần lạc quan và thoải mái rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh động kinh

Mặc dù dịch bệnh covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp nhưng bạn cũng không nên lo lắng quá mức. Hãy bình tĩnh, tuân thủ theo các chỉ định về phòng chống covid, đồng thời tiếp tục sử dụng thuốc, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả.

Điều trị bệnh động kinh cực hiệu quả với thảo dược An tức hương

An tức hương (Styrax tonkinense) chính là nhựa của cây Bồ đề, hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Cánh kiến trắng, Thiên kim mộc chi, Tịch tà… Đây là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền chủ trị co giật, động kinh – hay theo cách gọi của dân gian là bệnh kinh phong.

Cây nhỏ, cao từ 15 – 20cm, có búp non phủ lông mịn màu vàng nhạt. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, tròn ở phía dưới, nhọn ở đầu, một mặt màu xanh, mặt dưới màu trắng. Hoa nhỏ màu trắng, mùi thơm nhẹ, mọc thành từng chùm. Quả hình cầu, phía dưới mang đài, mặt ngoài nhiều lông.

Bồ đề phát triển tốt nhất ở các khu rừng nhiệt đới. Tại Việt Nam, chúng thường được tìm thấy ở các tỉnh như Hà Tuyên, Sơn La, Lai châu, Thanh Hóa, Nghệ An… Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào giữa tháng 6 – 7, khi cây đã được 5 – 10 tuổi.

An tức hương là phần nhựa khô lấy từ thân hoặc cành của cây Bồ đề, có màu vàng nhạt hoặc nâu đỏ, mặt cắt ngang có màu trắng sữa, thơm mùi vani và khá cứng. Hiện nay có rất nhiều loại An tức hương khác nhau, nhưng phổ biến nhất là An tức hương Trung Quốc và Việt Nam. Mỗi loại sẽ có những thành phần với hàm lượng khác nhau, cụ thể như sau:

- An tức hương Việt Nam: Chiếm phần lớn là chất keo với hàm lượng khoảng 70 -80%, còn lại là các acid siaresinolic, benzyl benzoate, coniferyl benzoate, phenyl propyl cinnamate và vanilin.

- An tức hương Trung Quốc: Chất keo chỉ chiếm khoảng 10 – 20%, trong khi đó 23% là các acid sumaresinolic, oniferyl benzoate, phenyl propyl cinnamate, lubanyl cinamate, còn lại 10 – 30% là styracin, benzaldehyde, styrene, acid benzoic, tinh dầu quế, vanilin và cinamyl cinamate.

An tức hương có hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh động kinh

Vai trò của An tức hương trong điều trị bệnh động kinh

Theo Đông y, An tức hương có tác dụng an thần, hành khí, hoạt huyết, giúp giảm rõ rệt các cơn co giật, động kinh, cải thiện triệu chứng tăng động giảm chú ý, đồng thời góp phần giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn. Một số hoạt chất chiết xuất từ thảo dược An tức hương có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não bộ, nhờ đó giúp giảm rõ rệt tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, rút ngắn thời gian điều trị.

Không chỉ vậy, thành phần tinh dầu có trong thảo dược này còn giúp làm êm dịu những kích thích trong não bộ, giúp người bệnh kiểm soát cảm xúc, hành vi và ngăn ngừa cơn co giật hiệu quả.

An tức hương có tác dụng phụ gì không?

An tức hương có tính bình, không độc, sử dụng cho mọi đối tưởng kể cả người già, trẻ nhỏ hay thậm chí là phụ nữ sau sinh. Loại thảo dược này an toàn, lành tính và không gây bất cứ tác dụng phụ nào cho người bệnh ngay cả khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, theo các sách Dược học Trung Hoa thì với những người mắc chứng khí hư, âm hư hỏa vượng, nóng trong người, chán ăn thì không nên dùng an tức hương.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha