Giúp bạn hiểu thêm về thuốc trị bệnh giật kinh phong Valproic acid

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh giật kinh phong với công dụng và giá thành khác nhau, trong đó, thuốc Valproic acic là loại khá phổ biến, có hiệu quả trong việc điều trị nhiều dạng bệnh giật kinh phong, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngày đăng: 07-02-2017

2,283 lượt xem

Tổng quan về thuốc trị bệnh giật kinh phong Valproic acid

Thuốc trị bệnh giật kinh phong Valproic acid dạng viên uống

- Tên chung quốc tế: Sodium valproate

- Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nang mềm 250 mg; viên bao tan trong ruột 150 mg, 200 mg, 300 mg, 500 mg; Siro 250 mg/5 ml (lọ 50 ml).

- Được dùng để điều trị bệnh giật kinh phong dạng co giật toàn bộ; cơn mất trương lực; trị bệnh giật kinh phong vắng ý thức; cơn rung giật cơ; hưng cảm cấp.

- Chống chỉ định đối với người đang có bệnh về gan hoặc tiền sử gia đình bị rối loạn chức năng gan, viêm tụy, rối loạn chuyển hoá porphyrin.

- Thận trọng: Phải kiểm tra và theo dõi chức năng gan trước và trong 6 tháng đầu dùng thuốc, đặc biệt ở những người bệnh có nguy cơ cao như trẻ dưới 3 tuổi, người bị rối loạn chuyển hoá, các bệnh thoái hoá, bệnh não thực thể, kinh phong nặng kết hợp với chậm phát triển trí tuệ, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú.

- Liều lượng và cách dùng:

⇒ Không được nhai viên nang mà phải nuốt. Uống thuốc cùng bữa ăn. Nếu dùng liều trên 250 mg/ngày thì phải uống làm nhiều lần

⇒ Đối với cơn giật kinh phong dạng vắng ý thức đơn giản: Liều ban đầu thường là 10 - 15 mg/kg/ngày. Có thể tăng 5 - 10 mg/kg/ngày, cách nhau 1 tuần cho đến khi kiểm soát được cơn. Liều tối đa: 60 mg/kg/ngày.

⇒ Đối với cơn giật kinh phong dạng co giật toàn bộ hoặc cục bộ, cơn mất trương lực: Dùng theo đường uống, người lớn: liều ban đầu 600 mg/ngày, uống sau bữa ăn; cứ cách 3 ngày lại tăng liều thêm 200 mg cho tới liều tối đa là 2,5 g mỗi ngày, chia làm nhiều lần uống; liều duy trì thường là 1 - 2 g/ngày.

Trẻ em dưới 20 kg: liều ban đầu là 20 mg/kg/ngày chia làm nhiều lần uống; có thể tăng liều nếu theo dõi được nồng độ thuốc trong huyết tương (cần theo dõi các thông số huyết học và sinh hoá nếu dùng liều trên 40 mg/kg/ngày).

Trẻ trên 20 kg: liều ban đầu là 400 mg/ngày, chia làm nhiều lần, tăng liều cho đến khi có tác dụng (thường từ 20 đến 30 mg/kg/ngày); tối đa là 35 mg/kg/ngày.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG

Những tác dụng phụ của thuốc trị bệnh giật kinh phong Valproic acid

- Kích ứng đường tiêu hoá, tăng thèm ăn và tăng cân, tăng axit uric máu, mất điều hoà vận động, run đầu chi, rụng tóc (tóc mọc lại có thể bị quăn).

Tác dụng thường thấy khi sử dụng thuốc Valproic acid lâu dài là bị rụng tóc

- Giảm tiểu cầu, ức chế ngưng tập tiểu cầu, giảm chức năng gan, có khi gây suy gan nặng, phải ngừng điều trị ngay nếu thấy khó chịu, mệt mỏi, suy nhược, ngủ lịm, phù, đau bụng, chán ăn, vàng da, ngủ gà hoặc lên cơn không kiểm soát được.

- Tăng mức tỉnh táo, rối loạn hành vi. Ngoài ra còn một số tác dụng phụ nguy hiểm như: viêm tuỵ, giảm bạch cầu, giảm các loại tế bào máu, thiểu sản hồng cầu, giảm fibrinogen; rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, nghe kém, sa sút trí tuệ, hội chứng viêm da Stevens-Johnson.

Như vậy, tổng hợp những kiến thức về thuốc trị bệnh giật kinh phong Valproic acid sẽ giúp người bệnh và gia đình biết cách sử dụng thuốc đúng mục đích. Tuy nhiên, cần lưu ý tác dụng phụ không mong muốn của thuốc để tránh gây nguy hiểm cho bệnh nhân, nên tham khảo thêm những phương pháp trị bệnh giật kinh phong an toàn, hiệu quả lâu dài như dùng thuốc đông y gia truyền để đạt kết quả như mong muốn.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha