5 bài thuốc đông y chữa bệnh giật kinh phong ở trẻ em dạng cấp tính

Bệnh giật kinh phong ở trẻ em bệnh có biểu hiện đa dạng, phức tạp, là loại nguy cấp nhất trong các bệnh về thần kinh ở trẻ. Theo y học cổ truyền, bệnh có 2 loại là kinh phong cấp tính(cấp kinh phong) và kinh phong mạn tính(mạn kinh phong). Trong bài viết này sẽ đề cập đến dạng cấp kinh phong cũng như một số bài thuốc chữa bệnh phổ biến.

Ngày đăng: 04-02-2017

2,500 lượt xem

Nguyên nhân sinh ra bệnh giật kinh phong ở trẻ em dạng cấp tính

- Do cơ thể của trẻ còn non nên dễ nhiễm tà khí phong hàn từ ngoài theo kinh mạch vào trong mà hóa nhiệt hóa hỏa, nhiễu động can đởm phát ra chứng kinh.

-Do ăn uống, bú mớm không thận trọng; sữa, thức ăn kết tụ lại ở dạ dày, đường ruột, làm khí cơ bị tắc nghẽn, khí biến thành hỏa, hỏa hóa ra phong đờm gây thành bệnh kinh.

- Do thần khí ở trẻ còn yếu, hay giật mình, gặp phải kích thích mạnh từ bên ngoài hoặc bị té ngã dẫn đến tổn thường não đều có thể gây phát sinh chứng kinh phong.

Tỷ lệ mắc bệnh giật kinh phong ở trẻ em luôn cao nhất

Biểu hiện của bệnh giật kinh phong ở trẻ em:

Chứng cấp kinh chủ yếu thể hiện triệu chứng trên lâm sàng là: phát bệnh nhanh, sốt cao, hôn mê, hai mắt trợn, răng nghiến chặt, cổ gáy cứng đờ, tay chân co giật, biểu hiện 4 chứng: nhiệt (co giật), đờm (trực thị), phong (méo mồm), kinh (cứng đờ).

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG

Những bài thuốc chữa bệnh giật kinh phong ở trẻ em dạng cấp tính phổ biến

1. Nếu thấy trẻ sốt cao, không có mồ hôi là hàn nhiều, phong ít. Dùng phép khu phong giải cơ và khai nhiếu. Bài thuốc: Củ sắn dây 8g, tử tô 6g, bèo tía 6g, bạc hà 8g, bán hạ (sao gừng 6g), câu đằng 8g, xương bồ 4g sắc cùng 400ml nước còn lại 200ml, uống mỗi lần 10-20ml. Cách 1 giờ lại uống tiếp.

Có nhiều bài thuốc đông y chữa bệnh giật kinh phong ở trẻ em

2. Nếu thấy sốt cao, có mồ hôi là phong nhiều, hàn ít. Bài thuốc: Quế chi 2g, rau má 12g, thiên hoa phấn 12g, cỏ mần trầu 10g, câu đằng 8g, gừng tươi 2g, cam thảo dây 8g, bạc hà 8g sắc cùng 400ml nước còn lại 200ml, uống mỗi lần 10-20ml. Cách 1 giờ lại uống tiếp.

3. Ăn uống không tiêu, đờm hỏa uất kết. Dùng bài thuốc: Sơn tra 6g, thổ phục linh 8g, thần khúc 4g, bạc hà 4g, bán hạ 4g, xác ve 4g, trần bì 4g, câu đằng 6g, hạt củ cải 6g, cương tàm 4g sắc cùng 400ml nước còn lại 200ml, uống mỗi lần 10-20ml. Cách 1 giờ lại uống tiếp.

4. Kinh sợ té ngã đột ngột: Dùng bài thuốc: Củ mài (sao) 12g, mạch môn 10g, cam thảo dây 10g, xương bồ 6g, bán hạ 8g, táo nhân 10g, chu sa 2g.

Cách chế và uống: Chu sa nghiền nhỏ để riêng. Còn các vị kia cho vào ấm đổ nước 400ml. Sắc còn 200ml, lọc trong, mỗi lần uống 10-20ml. Hòa vào 1 ít chu sa bột, trộn đều, cách 1 giờ uống 1 lần.

5. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng nặng của bệnh giật kinh phong ở trẻ em như: hôn mê, co giật, trằn trọc nói mê, rêu lưỡi vàng xám hoặc đen khô, chất lưỡi đỏ ửng hoặc có gai, tức là phong hàn đã hóa nhiệt độc, hỏa độc. Dùng bài thuốc: Sinh địa tươi 12g, mạch môn 12g, câu đằng 8g, lá vông 12g, lá tre 16g, quả dành dành 10g, vỏ núc nác 10g sắc cùng 400ml nước còn lại 200ml, uống mỗi lần 10-20ml. Cách 1 giờ lại uống tiếp.

Những bài thuốc trên đây là vị thuốc phổ biến khi các lương y kê đơn cho bệnh giật kinh phong ở trẻ em. Để được thăm khám và bốc thuốc đúng theo tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng trẻ thì cha mẹ nên cho trẻ đến các cơ sở đông y để được tư vấn kĩ hơn. 

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha