Từ A-Z những điều cần biết về thuốc điều trị bệnh giật kinh phong Carbamazepine

Thuốc điều trị bệnh giật kinh phong Carbamazepine thường được dùng để điều trị các cơn co giật cục bộ. Nó là một loại thuốc hữu ích cho sinh viên và người đi làm vì ít gây buồn ngủ. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ mà người bệnh nên biết để phòng tránh.

Ngày đăng: 07-02-2017

1,867 lượt xem

Kiến thức tổng quát về thuốc điều trị bệnh giật kinh phong Carbamazepine

Thuốc tây trị bệnh giật kinh phong Carbamazepine dạng viên uống 

- Tên chung quốc tế: Carbamazepine

- Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 200 mg, viên nhai: 100 mg, 200 mg; viên giải phóng chậm: 100 mg, 200 mg, 400 mg; hỗn dịch uống: 100 mg/5 ml, thuốc đặt trực tràng: 125 mg, 250 mg.

- Thuốc dùng để điều trị bệnh giật kinh phong dạng toàn bộ và cục bộ. Lưu ý: thuốc không có tác dụng với cơn vắng ý thức hay cơn co giật nhỏ, thuốc còn làm giảm đau do dây thần kinh tam thoa, do dây thần kinh lưỡi - hầu; rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

- Chống chỉ định đối với bệnh nhân có rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất, tiền sử suy tủy xương; quá mẫn cảm với carbamazepine

- Nên thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy gan, suy thận, bệnh tim, tiền sử rối loạn về huyết học, phản ứng da, phụ nữ có thai và cho con bú, tránh ngừng thuốc đột ngột.

- Liều lượng và cách dùng thuốc trị bệnh giật kinh phong

►Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: bắt đầu bằng 100 - 200 mg/lần, 1 - 2 lần/ngày; cứ mỗi tuần tăng thêm 200 mg cho đến khi có đáp ứng.

►Liều cho trẻ 6 - 12 tuổi: bắt đầu với liều 200 mg/ngày, chia làm 2 - 4 lần; cứ sau một tuần lại tăng thêm 100 mg. Không được quá 1000 mg/ngày. Liều duy trì thường là 400 - 800 mg/ngày.

►Liều cho trẻ dưới 6 tuổi: 10 - 20 mg/kg/ngày; tăng lên sau mỗi tuần cho đến khi có đáp ứng. Liều duy trì thường là 15 - 35 mg/kg/ngày.

►Dùng thuốc đặt trực tràng: tối đa là 250 mg/lần, mỗi lần đặt cách nhau 6 giờ. Không nên dùng quá 7 ngày theo đường này. Người cao tuổi: giảm liều ban đầu.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc trị giật kinh phong Carbamazepine

- Choáng váng, buồn ngủ, nhức đầu, loạng choạng, nhìn mờ, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, khô miệng, tiêu chảy hoặc táo bón, hồng ban thoáng qua, giảm bạch cầu và rối loạn huyết học khác (giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản).

- Vàng da ứ mật, viêm gan, suy thận cấp, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử da, rụng tóc, tắc nghẽn mạch, đau khớp, sốt, sưng hạch, loạn nhịp tim hoặc suy tim, rối loạn vận động, loạn cảm, trầm cảm, liệt dương; vô sinh ở đàn ông,hung hãn, làm tăng loạn thần, mẫn cảm với ánh sáng, người cao tuổi bị lú lẫn và kích động.

Tình trạng rối loạn cảm xúc nếu dùng thuốc carbamazepine lâu dài

- Cách xử lý khi có tác dụng phụ: Nếu triệu chứng tác dụng phụ kéo dài, phải giảm liều dùng; trường hợp nặng phải ngừng điều trị bằng carbamazepin.

- Cách xử trí khi dùng thuốc carbamazepin trị bệnh giật kinh phong quá liều: Gây nôn, rửa dạ dày, uống than hoạt, theo dõi chức năng hô hấp, huyết áp, điện tim, chức năng thận, điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Tóm lại, người bệnh nên tham khảo kĩ về liều dùng và tương tác thuốc để điều trị đúng tình trạng bệnh. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh giật kinh phong mà không phải dùng đến thuốc tây lâu dài, trong đó có các bài thuốc đông y gia truyền với tác dụng an toàn và hiệu quả lâu dài.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha