Làm mẹ là thiên chức mà bất kì người phụ nữ nào cũng muốn được có trong đời. Tuy nhiên, đối với những người bị giật kinh phong thì có nhiều ý kiến cho rằng họ không nên mang thai, vì ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào?
Ngày đăng: 08-02-2017
1,627 lượt xem
Những biến chứng có thể xảy ra khi người bị giật kinh phong mang thai
►Cơn co giật xuất hiện bất ngờ gây chấn thương vùng bụng người mẹ, sang chấn thai nhi, bong bánh rau, dẫn đến sảy thai.
►Dễ bị ngộ độc thai nghén, tiền sản giật, xuất huyết, thiếu máu, tăng huyết áp,nguy cơ đẻ non cao.
►Đứa trẻ sinh ra từ người bị giật kinh phong thường nhẹ cân, dễ bị rối loạn nhận thức và tỉ lệ mắc giật kinh phong do di truyền cao.
►Nguy cơ tử vong rất cao ở thai nhi và người mẹ.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà tước đi’’thiên chức’’ làm mẹ của người bị giật kinh phong. Trên thực tế, người mẹ mắc kinh phong hoàn toàn có thể mang thai bình thường nếu họ có sự chuẩn bị chu đáo từ trước khi mang thai và trong quá trình thai kì phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG
Những lưu ý trước và trong khi mang thai ở người mắc bệnh giật kinh phong
- Trước khi chuẩn bị mang thai, người bị giật kinh phong nên chia sẻ để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ để có quyết định đúng đắn nhất. Thông thường bác sỹ có thể yêu cầu bệnh nhân ngừng uống thuốc tối thiểu 6 tháng nếu muốn có thai. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân xuất hiện cơn co giật thì quyết địng ngừng thuốc là không khả thi.
- Nếu người bệnh đang mang thai, bác sĩ sẽ giúp kiểm tra các cơn co giật tiềm ẩn, đồng thời xác định nguy cơ ảnh hưởng của các thuốc đến thai nhi.
- Trong điều kiện bắt buộc người mẹ phải uống thuốc thì bác sĩ sẽ xem xét phương pháp điều trị để giảm thiểu tối đa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ như đổi thuốc điều trị, thay đổi liều lượng thuốc, xét nghiệm máu để theo dõi nồng độ thuốc vẫn ở mức an toàn.
Người bị giật kinh phong khi mang thai nên thường xuyên được tư vấn từ bác sĩ
Một số lưu ý khi người bị giật kinh phong chuẩn bị sinh con và cho con bú
- Đối với người bị giật kinh phong đang mang thai sẽ theo dõi kĩ trong 3 tháng cuối thai kì vì họ không kiểm soát được cơn kinh phong. Các bác sĩ sẽ mổ đẻ cho họ khi có bất kì tình huống nguy hiểm nào xảy ra.
- Đứa trẻ sau khi chào đời nên được bổ sung vitamin K trong một thời gian, vì vitamin K sẽ ngăn ngừa một số rối loạn trong máu nếu trẻ bị ảnh hưởng bởi thuốc khi còn trong bụng mẹ.
- Trong giai đoạn cho con bú, việc sử dụng các loại thuốc chống kinh phong được cho là khá an toàn. Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro, tốt nhất các bà mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc khi đang cho con bú
Như vậy, quan niệm người bị giật kinh phong không nên mang thai vì ảnh hưởng trực tiếp tới thai khi, gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm không phải là sai, nhưng nếu biết cách chuẩn bị cũng như được chăm sóc y tế chu đáo thì họ hoàn toàn có thể làm mẹ như bao nhiêu người khác.
Việc dùng thuốc tây trị bệnh giật kinh phong khi mang thai có thể gây ra biến chứng, do đó, người bệnh và gia đình nên tham khảo một số biện pháp điều trị khác an toàn hơn như dùng thuốc đông y gia truyền với hiệu quả lâu dài và an toàn. Tuy nhiên, họ vẫn nên được thăm khám và bốc thuốc cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn