Trong năm học mới, bố mẹ nên chuẩn bị như thế nào để trẻ em mắc bệnh động kinh có sức khỏe tốt nhất, học tập tốt hơn?
Ngày đăng: 12-09-2021
910 lượt xem
Trẻ em bị động kinh có nên đi học không?
Nhiều bậc phụ huynh vì quá lo lắng cho con khi mắc động kinh mà rất e ngại việc cho trẻ đến trường. Trên thực tế, trẻ em mắc động kinh cũng nên đến trường, được học tập và vui chơi như bao bạn bè cùng trang lứa khác để sớm cải thiện được sức khỏe.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, trẻ em bị động kinh trước và trong khi đến lớp cần được quan tâm, chuẩn bị thật kỹ lưỡng để giúp bé khỏe mạnh, tiếp thu thật tốt.
Theo nhiều nghiên cứu, môi trường học tập thoải mái, được giao lưu với bạn bè, giáo viên… sẽ giúp trẻ em bị động kinh cải thiện được tình trạng sức khỏe một cách đáng kể, đồng thời chúng còn có thể giải tỏa được các căng thẳng trong tâm lý.
Bố mẹ cần làm gì khi chuẩn bị cho trẻ bị động kinh đến trường?
- Trang bị đầy đủ thuốc cho con: Hầu hết các bệnh nhân khi mắc động kinh đều áp dụng phương pháp sử dụng thuốc để giảm thiểu các dấu hiệu của bệnh, đặc biệt là co giật. Do đó, khi đưa con đến trường, bố mẹ nên để đầy đủ thuốc và dặn dò trẻ uống đúng giờ, trẻ quá bé thì nên nhờ đến sự trợ giúp của giáo viên.
- Tập cho con các kỹ năng cần thiết: Trẻ em mắc động kinh cần chú ý rất nhiều đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày vì chúng không có hệ thần kinh trung ương khỏe mạnh. Do đó, bố mẹ cần dặn dò và trang bị một số kỹ năng cần thiết như tránh ra ánh nắng gay gắt, không đến gần hồ bơi, không tự ý leo trèo lên cao, không cần nắm các vật sắt nhọn, nguy hiểm…
- Tìm trường thực sự phù hợp: Với các trẻ em mắc động kinh mà tình trạng bệnh đã được kiểm soát tốt, các trường học bình thường có thể được lựa chọn. Tuy nhiên, những trẻ mà dấu hiệu bệnh xảy ra liên tục, trẻ đã mắc các hệ lụy như chậm nói, ít nói, trầm cảm… thì bố mẹ nên có lựa chọn chính xác hơn về trường học.Tốt nhất nên cho các trường hợp này đến học tại các lớp đặc biệt dành cho trẻ bị động kinh, rối loạn tâm lý để sớm hồi phục sức khỏe.
Bố mẹ có nên cho giáo viên biết về tình hình bệnh động kinh của trẻ không?
Vì sợ con bị xa lánh, nhiều bậc phụ huynh thường cố ý giấu bệnh với giáo viên, tuy nhiên đây là điều rất sai lầm. Tốt nhất, bố mẹ nên cho giáo viên biết rõ về tình trạng bệnh động kinh của con để họ có các phương pháp giáo dục phù hợp hơn với trẻ.
Giáo viên khi hiểu rõ về tình hình sức khỏe của con sẽ có thể giúp bé an toàn hơn trong quá trình học tập, sắp xếp bé ngồi ở vị trí phù hợp nhất để tiếp thu kiến thức nhanh, dễ dàng hơn. Trong quá trình học tập, giáo viên có thể chăm sóc và chú ý nhiều hơn đến các trẻ mắc động kinh, chẳng hạn như nhắc trẻ uống thuốc đúng giờ, sơ cứu bé đúng cách khi chẳng may lên cơn co giật…
Nên có phương pháp giáo dục riêng đối với trẻ động kinh
Tìm hiểu về động kinh ở trẻ em
Động kinh ở trẻ em là gì?
Giống như các đối tượng khác, hệ thần kinh trung ương bị rối loạn sẽ làm não bộ dễ xuất hiện xung điện đột ngột. Đây là nguyên nhân tạo nên các dấu hiệu của động kinh, trong đó có co giật.
Động kinh xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi, một số ít ở người trên 25 và người cao tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh động kinh nằm trong khoảng 0.15% - 0.31% ở Châu Á chiếm 0.36%, Nhật bản 0.17%; Thái Lan 0.72%. Còn tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam 0.5%-1%, trong đó động kinh ở trẻ em chiếm 60%.
Nguyên nhân gây động kinh ở trẻ em?
- Di truyền: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên động kinh ở trẻ em chính là di truyền từ bố mẹ hay người thân trong gia đình. Trong đó, từ mẹ có tỉ lệ cao nhất. Mặc dù là bệnh có nhiều hệ luỵ đến đời sống lẫn sức khoẻ nhưng động kinh không được quan tâm nhiều từ các bậc phụ huynh. Do đó, tỉ lệ di truyền động kinh cũng tăng lên đột biến.
- Các nhà nghiên cứu cho biết, chỉ với 3% tỉ lệ di truyền từ bố mẹ, mọi người có thể làm giảm tối đa con số này bằng cách có chế độ thai dưỡng khoa học và chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách.
- Chấn thương trước sinh: Mẹ khi mang thai gặp phải các chấn thương như té ngã, mắc một số bệnh như ngộ độc, nhiễm trùng máu, sốt cao dữ dội… cũng làm tăng tỉ lệ mắc động kinh ở trẻ nhỏ. Vì vậy, trong suốt hơn 9 tháng thai kì, mẹ bầu phải chăm sóc bản thân thật kỹ lưỡng và khoa học.
- Chấn thương trong quá trình sinh: Một số trường hợp mẹ bầu khó sinh, các bác sĩ phải dùng dụng cụ như kẹp… để lấy thai nhi ra ngoài kịp thời nhằm ngăn chặn các biến chứng. Trong quá trình này, trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải chấn thương não bộ gây ra động kinh sớm.
- Các bệnh về não bộ: Các chuyên gia y tế luôn đưa ra khuyến cáo bố mẹ có trẻ sơ sinh phải tiêm đầy đủ các loại vắc xin ngừa bệnh về não bộ như viêm màng não, viêm não Nhật Bản… Vì các bệnh này cũng gây ra động kinh với hệ luỵ kéo dài nhiều năm.
- Chấn thương sọ não do tai nạn, té ngã cũng là nguyên nhân gây nên động kinh ở trẻ nhỏ.
- Một số trẻ bị động kinh do bất thường bẩm sinh trong cấu trúc não bộ.
- Động kinh vì sốt co giật tái phát nhiều lần.
Nên phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ em
Động kinh ở trẻ em có các triệu chứng nào?
Dù ở trẻ em hay người trưởng thành, biểu hiện của động kinh vẫn rất phức tạp và đa dạng, phổ biến nhất là các cơn co cứng và co giật đột ngột, ngẫu nhiên làm rối loạn các hoạt động sinh hoạt bình thường.
Ngoài ra, người mắc bệnh động kinh như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ còn có cảm giác như kiến bò trong cơ thể, rối loạn chức năng não bộ như lo lắng, rối loạn trí nhớ, ảo giác… Dưới đây là các dấu hiệu cụ thể ở từng dạng động kinh của trẻ em.
Động kinh cục bộ
- Cơn cục bộ đơn giản vận động: Trẻ em khi mắc dạng động kinh này có thể bị co giật nhẹ hoặc mạnh các ngón tay, ngón chân, cơ mặt, mí mắt… hay bất cứ các nhóm cơ nào trên người mà ý thức vẫn giữ được. Một số trẻ còn có biểu hiện mất khả năng phát âm, không nói được trong thời gian phát bệnh.
- Cơn cục bộ đơn giản giác quan, cảm giác: Trên cơ thể cảm giác như có kiến bò, tê bì, kim châm hay điện giật nhẹ. Trẻ em mắc động kinh cục bộ dạng này còn có khả năng xuất hiện ảo giác, mắt nhìn bị lóa, nổi sao, mơ màng. Một số trường hợp còn bị mất khứu giác, vị giác nhưng ý thức vẫn giữ nguyên.
- Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng thực vật: Trẻ em thường có biểu hiện tiết nhiều nước bọt, bọc phát các hành động lặp lại nhiều lần như nhai, nuốt, buồn nôn. Cơ thể rơi vào trạng thái đánh trống ngực, da dẻ tái xanh, tè dầm, khó thở.
- Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng tâm thần: Động kinh làm trẻ nói lắp, nói ngọng, chậm nói. Trẻ em bị động kinh cục bộ có triệu chứng tâm thần hay rơi vào trạng thái mộng mị, mơ màng, kém tỉnh táo, bơ phờ và kém tập trung.
- Cơn cục bộ phức tạp: Dạng động kinh này làm ảnh hưởng đến một phần nhận thức của trẻ, trẻ hay lặp đi lặp lại các hành động vô thức như liếm môi, ngáp, xoay tay, xoay đầu, nhai, nuốt… không mục đích. Một số còn gãi, tự cài/mở cúc áo liên tục rất khó hiểu hay phát ra tiếng kêu, la hét.
Động kinh toàn thể
- Cơn vắng ý thức: Đây là triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ em nhất, đặc biệt là nhóm từ 7 đến 15 tuổi. Khi khởi phát, toàn cơ thể đột ngột dừng lại mọi hoạt động, bất động, mắt nhìn mơ màng về một hướng và không phản ứng lại với bất cứ điều tác động nào.Cơn vắng ý thức dễ làm trẻ giảm khả năng ghi nhớ và chú ý, sa sút trong học tập.
- Cơn giật cơ: Các nhóm cơ bất kỳ trên cơ thể đột ngột co thắt mạnh, luân phiên hai bên đối xứng dễ làm trẻ em bị té ngã.
- Cơn co giật: Hai bên cân xứng của cơ thể có hiện tượng co giật nhưng tốc độ chậm, thời gian cũng khác nhau, thường xuất hiện khi sốt cao.
- Cơn tăng trương lực: Toàn cơ thể co cứng lại, các khớp cơ không hoạt động kéo dài chừng 1 phút thì quay trở về trạng thái bình thường.
- Cơn mất trương lực: Toàn cơ thể đột ngột mềm nhũn, gục đầu, gấp người và té ngã. Các khớp cơ không co và gồng lên được.
- Cơn co cứng - co giật (cơn lớn): Ban đầu, người bệnh đột ngột mất ý thức, cơ thể cứng đờ, té ngã và khó thở. Tiếp theo, toàn cơ thể bị co giật mạnh nhanh và theo nhịp độ rất đều kéo dài đến gần 2 phút mới dừng lại.Người bệnh mệt lã, nằm bất động, mơ màng đến vài tiếng đồng hồ mới có thể tỉnh dậy.
Động kinh ở trẻ em có nguy hiểm không?
Động kinh là một căn bệnh tác động nhiều đến hệ thần kinh trung ương, vì vậy, chắc chắn khi mắc sẽ gặp nhiều tình huống nguy hiểm. Một số dạng động kinh còn gây mất ý thức, rối loạn nhận thức nên chắc chắn sẽ gây ra nhiều mối nguy hại cho người bệnh, đặc biệt là trẻ em. Vì độ tuổi dưới 15 vẫn chưa có đủ kiến thức và cách chăm sóc sức khỏe bản thân đúng cách trước căn bệnh với nhiều triệu chứng như động kinh.
Khi lên cơn co giật động kinh, nếu không sơ cứu đúng cách, người bệnh có thể sẽ bị đột tử, bại não, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và não bộ.
Động kinh ở trẻ em có điều trị được không? Cách điều trị như thế nào?
Động kinh là bệnh hoàn toàn có thể điều trị được bằng nhiều phương pháp khác nhau. Động kinh ở trẻ em cũng được điều trị dựa trên các phương pháp này. Cụ thể là:
Sử dụng thuốc kháng động kinh
Như đã chia sẻ, động kinh gây tác động trực tiếp đến hệ thống thần kinh trung ương gây ra các triệu chứng phức tạp, nguy hiểm, đặc biệt là các cơn co giật.
Tùy vào từng trường hợp, mức độ bệnh, độ tuổi, thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra các loại thuốc điều trị bệnh phù hợp nhất để mang đến hiệu quả cao, đồng thời an toàn cho người bệnh.
Một nhược điểm duy nhất của phương pháp điều trị động kinh bằng thuốc mà người sử dụng thường gặp phải chính là tác dụng phụ. Dùng thuốc tây y trong thời gian dài rất dễ gặp tình trạng suy giảm chức năng gan, thận, mất ngủ, biếng ăn, thay đổi nội tiết tố…
Sử dụng thảo dược đông y điều trị bệnh động kinh
Hiện nay, sử dụng thảo dược đông y điều trị bệnh động kinh có tác dụng tương tự thuốc tây y được nhiều người ưa chuộng vì hiệu quả, an toàn mà chi phí lại thấp. Trong điều trị động kinh hiện nay, đông y cũng đóng góp rất nhiều với vô vàn các loại thảo dược quý, vừa điều trị các dấu hiệu của bệnh vừa tốt cho sức khỏe tổng thể.
Một số thảo dược tự nhiên được nghiên cứu khoa học cho thấy có tác dụng tốt đối với người mắc động kinh phải kể đến như câu đằng, an tức hương, rau đắng biển, hoa cúc La Mã, củ nghệ, củ tỏi tươi, lá khổ qua rừng…
Trong số đó, câu đằng cùng an tức hương được xem là hai loại thảo dược có dược tính điều trị bệnh động kinh hiệu quả nhất vì giàu GABA –chất dẫn truyền thần kinh ức chế. Loại hoạt chất này có thể ức chế hoàn toàn các cơ co giật động kinh muốn khởi phát.
Sử dụng thảo dược đông y điều trị bệnh động kinh còn giúp người bệnh có giấc ngủ ngon, an thần, giảm căng thẳng, tăng cường đào thải độc tố, tốt cho sức khỏe tổng thể… Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả tối ưu khi sử dụng thảo dược điều trị động kinh, bạn nên tìm đến bác sĩ đông y uy tín, có chuyên môn.
Động kinh ở trẻ em đang cắp sách đến trường là tình trạng hết sức nguy hiểm và cần phải chú ý rất nhiều. Để trẻ có thể an toàn đến trường, trên đây chính là thông tin cần thiết mà bố mẹ nên nắm bắt.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn