Động kinh ở trẻ em dưới 10 tuổi

Có thể nói căn bệnh động kinh mắc phải ở tất cả mọi đối tượng trẻ em, trung niên, người cao tuổi. Con số 0,35% là con số tăng đáng kể ở đối tượng trẻ em

Ngày đăng: 16-07-2021

807 lượt xem

Bệnh động kinh là gì?

Động kinh là sự rối loạn trong từng cơ quan của hệ thần kinh não bộ. Hệ thần kinh trung ương là nơi tiếp nạp và cung cấp mọi thông tin điều khiển cơ thể. Nhưng, khi bị tác động đột ngột của các tế bào thần kinh, sẽ gây ra bệnh động kinh.

Căn bệnh này được biểu hiện rõ bằng những cơn đau lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian bất định. Lên cơn co giật ngắn đột ngột. Ngoài ra còn rối loạn hành vi, cảm giác thậm chí là mất nhận thức trong mọi hành động.

Đối tượng mắc bệnh động kinh

Bệnh động kinh không loại trừ bất kỳ ai cả. Mọi đối tượng đều có thể bị mắc phải. Ở mọi độ tuổi khác nhau thì mức độ động kinh và biểu hiện sẽ không giống nhau. Điều này tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh ở mỗi người.

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh động kinh ở trẻ em dưới 10 tuổi đang là vấn đề đáng báo động. Chỉ riêng Việt Nam, số trẻ em mắc bệnh động kinh sớm hơn 10 tuổi lên đến 50,5%, trẻ dưới 20 tuổi chiếm đến 75% và càng ngày càng gia tăng sau tuổi trung niên và người già. Đây là những số liệu thống kê xấp xỉ đáng quan ngại. Cần được xác định đúng nguyên nhân và kịp thời đưa ra hướng điều trị nhanh chóng.

Nguyên nhân mắc bệnh động kinh ở trẻ em dưới 10 tuổi

Mắc bệnh do di truyền: Đây là nguyên nhân dễ xác định nhất trong tất cả các nguyên nhân có thể gặp ở trẻ mắc bệnh động kinh. Về di truyền, thông thường sẽ ở 2 dạng là di truyền trội và di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Đó là việc thay đổi nhiễm sắc thể số 20. Nguyên nhân này có thể phát hiện sớm lúc mang thai. Ngày nay công nghệ kỹ thuật siêu âm hiện đại có thể phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh động kinh ở trẻ.

Mắc bệnh do các yếu tố ngoài ý muốn trước kỳ sinh. Đây là yếu tố tác động ngoại lực. Người mẹ trong quá trình mang thai bị va đập, chấn thương mạnh lên thành bụng. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai kỳ. Có thể chấn thương nhẹ, không đáng kể. Nhưng cũng có thể sẽ bị hẹp hộp sọ thai nhi. Ngoài ra, mẹ uống quá nhiều thuốc, sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc ở cả hai mẹ con. Dẫn đến một số tác động xấu đến việc hình thành hệ thống thần kinh ở trẻ.

Gặp vấn đề trong lúc sinh: Không ít các thai phụ gặp các vấn đề trong quá trình sinh con. Hạ đường máu kèm theo suy hô hấp trong lúc sinh. Sinh non, khiến các bé chưa đủ tháng tuổi và đủ cân nặng. Gây ra ức chế thần kinh của trẻ. Từ đó dẫn đến trẻ bị ngạt, vàng da, co giật, tím tái, hôn mê sâu,...

Gặp các yếu tố xảy ra sau khi sinh: Em bé sau khi sinh bị tác động trong bụng mẹ, sẽ có nguy cơ ban đầu bị nhiễm trùng thần kinh. Có thể mắc bệnh viêm não, suy hô hấp cấp,... Từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh động kinh cao.

Cũng có một số nguyên nhân không rõ ràng và chưa xác định được chính xác. Suy cho cùng, việc mắc bệnh động kinh ở trẻ dưới 10 tuổi hầu như xuất phát từ di truyền.

Các biểu hiện động kinh ở trẻ

Thông thường, ở trẻ em các dấu hiệu diễn ra không đồng nhất và khó phát hiện. Bởi chúng không rõ ràng. Những cơn động kinh xảy ra trong 1,2 tháng đầu đời nhưng chúng hoàn toàn không rõ nét đối với trẻ sơ sinh. Nhưng những biểu hiện của bệnh sẽ phát sinh nhiều hơn khi trẻ lớn lên. Các dấu hiệu, biểu hiện cụ thể xảy ra như co cứng, co giật mạnh, tăng tiết nước bọt, đái dầm, đánh trống ngực mất kiểm soát.

Nhiều trẻ em bị động kinh có biểu hiện hàng ngày như cảm giác kim châm, kiến bò, nhìn mờ ảo xung quanh, hay ù tai, chóng mặt, cảm giác luồng điện bất chợt kéo dài. Nhiều trẻ em trong độ tuổi bắt đầu đi học có các triệu chứng sợ hãi, lo lắng, rối loạn trí nhớ, kém tập trung. Bên cạnh đó còn rối loạn hành vi. Những biểu hiện đó được cụ thể hóa bằng các cơn động kinh toàn bộ và cục bộ.

Động kinh toàn bộ

Khi bị động kinh toàn bộ, trẻ em có các cơn co giật bất thường. Hai bên người co giật bất thình lình với tốc độ chậm dần. Những trẻ này hay gặp sốt cao và sốt liên miên.

Cơn vắng ý thức. Đây là rối loạn trong giai đoạn ngắn. Giật nhẹ mí mắt, cơ mặt hay khóe miệng. Đôi lúc trẻ khó thở, đái dầm thậm chí là giãn đồng tử.

Cơn giật cơ. Trẻ em sẽ bị thường xuyên cơn giật này. Xuất hiện cơn giật cơ ngắn, nhanh như tia chớp, khiến trẻ bị ngã. Nếu cơ giật cơ này trở nên nặng hơn, thì trẻ sẽ có thể cắn lưỡi, ngừng thở. Rất nguy hiểm đến tính mạng.

Động kinh toàn bộ ở trẻ em thường có 2 dạng biểu hiện chính, cụ thể là:

Cơn động kinh vắng ý thức: Khi bắt đầu khởi phát, cơn vắng ý thức sẽ bắt đầu làm trẻ em bị mất đi hoàn toàn ý thức và khả năng kiểm soát cơ thể. Lúc này, mắt mơ màng, nhìn mơ hồ về một hướng, cơ thể không thể nào phản ứng lại trước bất cứ điều gì từ bên ngoài lẫn bên trong. Điển hình nhất là trẻ em sẽ mất khả năng cầm nắm, không thể cầm đồ vật, ngồi yên, đứng yên bất động trong khoảng vài chục giây mới trở về lại tình trạng bình thường.

Cơn vắng ý thức sau khi khởi phát sẽ làm người bệnh mất đi khả năng ghi nhớ, cơ thể dường như dừng hoạt động cục bộ, vì vậy mà gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống cho người mắc phải. Trẻ em bị động kinh lên cơn vắng ý thức sẽ dễ bị mất tập trung, lơ đãng, thiếu sự thông minh dẫn đến kết quả học tập kém, chậm phát triển trí tuệ.Vì chỉ xảy ra trong khoảng vài chục giây và biểu hiện lại thoáng qua, không dữ dội nên cơn vắng ý thức vô cùng khó khăn để phát hiện sớm, gây cản trở điều trị.

Cơn co giật co cứng toàn thân: Đây là biểu hiện mà hầu hết người bị động kinh đều dễ dàng mắc phải, trong đó có cả trẻ em. Ban đầu, cơ thể sẽ ngã quỵ, toàn thân co cứng lại và gây cho người bệnh cảm giác khó thở, mất ý thức. Sau đó khoảng 10 giây thì các cơn co giật mạnh mẽ, nhanh theo nhịp và dữ dội trên toàn thân mới bắt đầu xuất hiện và kéo dài trong khoảng hơn 1 phút mới có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều trường hợp cơn co giật có thể kéo dài từ 3, thậm chí là hơn 5 phút vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Sau cơn co giật mạnh, toàn thân của người bệnh rã rời và dường như kiệt sức, họ thường ngủ sâu, hay bất tỉnh nhiều giờ đồng hồ mới tỉnh dậy. Tuy nhiên, tinh thần người bệnh lúc này vẫn mơ hồ, mệt mỏi, chưa thực sự tỉnh táo và tập trung.

Ngoài ra, trẻ em khi mắc bệnh động kinh còn có thể gặp phải các dấu hiệu khác như:

- Tăng trương lực: Toàn thân co cứng, mất thăng bằng, mất ý thức, cơ bắp cứng ngắt không thể hoạt động như bình thường.

- Mất trương lực: Biểu hiện trái ngược với tăng trương lực, mất trương lực làm cơ thể mềm nhũn, không thể gồng người, té ngã, không hoạt động được tay chân, các bộ phận trên cơ thể khác.

- Cơn co giật cơ: Các nhóm cơ trên toàn cơ thể có biểu hiện co giật theo nhịp nhưng không làm mất đi ý thức của người bệnh.Đây là biểu hiện duy nhất trong động kinh toàn bộ không ảnh hưởng đến ý thức của người bệnh.

Động kinh cục bộ

Đối với cơn động kinh cục bộ, thì các cơn rối loạn cảm giác, giác quan xảy ra liên tục. Trẻ bị co giật các ngón tay, ngón chân, trẻ bị mất phát âm, không nói được trong thời gian ngắn. Trẻ sẽ có cảm giác tai ù, buồn nôn, muốn ngã và cảm giác bập bênh. Trẻ biếng ăn vì lưỡi có vị đắng, chua. Nhiều trẻ em ở độ tuổi 6-9 tuổi có cảm giác lo âu, sợ hãi. Luôn trong tình trạng đói bụng hoặc khát nước… Lúc này, căn bệnh chuyển biến xấu đi và cần được các cha mẹ và y tế can thiệp kịp thời.

Làm gì khi con lên cơn động kinh?

Chắc chắn bố mẹ có con nhỏ mắc bệnh này, không ít lần chứng kiến con mình lên cơn động kinh mà không cách nào chịu đựng cho con mình. Lúc này bố mẹ cần bình tĩnh, bế con và cho con nằm ở vị trí trống, an toàn, không có các vật dụng sắc nhọn gần tay với của trẻ. Sau đó, để con cử động một cách tự do. Tránh việc kiềm chế tay chân của trẻ. Nới lỏng quần áo, nơi gần cơ quan hô hấp của trẻ như vùng cổ, hay đầu.

Lưu ý, đừng cố đặt vật gì đó giữa răng của trẻ. Bởi điều này gây ức chế hô hấp cho bé. Tâm lý bố mẹ thường sợ con mình mất kiểm soát sẽ dẫn đến hành vi cắn lưỡi. Nhưng thực chất, biện pháp này không khả thi. Vì cơ quan hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và rất yếu. Nên dễ bị ngạt thở và nguy hiểm đến tính mạng. 

Hầu hết, sau những cơn co giật, trẻ thường rất mệt mỏi và gần như kiệt sức vì trước đó tiêu hao rất nhiều năng lượng. Bé sẽ ngủ sâu giấc vài giờ và bé cần được nghỉ ngơi. Bố mẹ nên kiểm tra thường xuyên những biểu hiện của con cập nhật tình hình với các bác sĩ để có hướng giải quyết dứt điểm, kịp thời. 

Cách sơ cứu khi bị động kinh

Chẩn đoán chính xác bệnh động kinh ở trẻ

Để xác định chính xác bệnh động kinh ở trẻ dưới 10 tuổi, các bác sĩ đã cho bệnh nhân tiến hành các xét nghiệm về nhiều yếu tố.

- Công thức máu, phân tích đường máu, các chức năng gan, dựa vào điện giải đồ và canxi huyết.

- Sử dụng điện não đồ có sóng đặc hiệu bao gồm các thể co giật.

Chụp cộng hưởng từ não bộ (MRI).

- Tiêu chuẩn chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác của bệnh động kinh ở trẻ dựa trên:

- Các cơn động kinh ngắn, lặp lại, có tính định hướng.

- Các rối loạn các chức năng não bộ, cơ quan thần kinh não bộ, dựa vào các vận động, cảm giác của người bệnh.

- Dựa vào điện não đồ có sóng kích phát động kinh, đặc hiệu của các thể co giật.

Thông thường, bác sĩ sẽ phải thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán chính xác động kinh dạng nào, nguyên nhân do đâu để đưa ra liệu trình điều trị đúng đắn, phù hợp nhất cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, một số trẻ em còn mắc động kinh lành tính ở giai đoạn dưới 1 tuổi, nên áp dụng nhiều phương pháp cũng giúp kiểm tra bệnh thuộc dạng nào.

Điều trị cơn động kinh ở trẻ

Dù ở trẻ em hay bất kỳ đối tượng nào cũng phải điều trị bằng thuốc và có quá trình điều trị lâu dài để hạn chế, ức chế các cơn động kinh có thể xảy ra của trẻ. Sử dụng các loại thuốc ức chế tính hưng phấn thần kinh thông qua 4 cơ chế kênh Na+, kênh Ca+, tăng hoạt tính GABA, giảm hoạt tính Glutamat. Nếu trẻ em quá nhỏ không thể uống thuốc bằng miệng thì cần phải truyền thuốc theo hình thức tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc thông qua mũi hay trực tràng của trẻ.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần có các biện pháp điều trị tâm lý cho trẻ. Gần gũi hơn với trẻ, nói chuyện nhiều với con khi tâm lý và thần kinh của trẻ đang hình thành. Đồng thời, cập nhật tình hình và theo dõi sát sao trẻ. Để kịp thời điều trị cho con bạn và ngăn chặn căn bệnh tiến triển nặng hơn trong tương lai.

Động kinh ở trẻ em có gây ra tử vong không?

Đây là bệnh lý rất nguy hiểm. Căn bệnh này không thể chữa trị dứt điểm được mà bạn phải trải qua thời gian sống chung và điều trị với nó. Với trẻ em, là đối tượng có sức đề kháng yếu, việc chống chọi với căn bệnh này quả thật không hề dễ dàng. Cơn động kinh có thể kéo dài từ 30-60 phút. Có thể gây chấn thương trong lúc co giật. Gây ra đuối nước ở trẻ. Thậm chí, khi lên cơn động kinh, trẻ có thể bị mất sức, ngạt thở và sức kháng cự không đủ mạnh để vượt qua, dẫn đến nguy cơ tử vong là rất cao.

Cho đến nay, tử vong ở người bị bệnh động kinh, động kinh ở trẻ dưới 10 tuổi vẫn chưa thống kê được số liệu chính xác, chưa thể tìm hiểu rõ ràng về nguyên nhân chính tác động và gây đột tử ở trẻ. Nhưng suy cho cùng, nguy cơ có thể làm bé tử vong do các cơn co giật là rất cao. Đồng thời các nguyên nhân do ngừng thuốc đột ngột, uống thuốc không theo chỉ định hay dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hay chỉ định cũng là các yếu tố tác động đến hiện tượng tử vong của con trẻ.

Cách tốt nhất là bố mẹ phải giữ an toàn cho trẻ tránh những tổn thương có thể xảy ra đột ngột. Nhắc nhở bé uống thuốc và điều trị thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, phụ huynh đang có con bị động kinh cần bổ sung các kiến thức thúc đẩy não bộ cho trẻ. Sống lành mạnh, ăn uống khoa học cũng là cách giúp trẻ vượt qua căn bệnh này.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha