Bệnh động kinh có được chữa khỏi hoàn toàn?

Động kinh là một căn bệnh không hề khó chữa trị, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ diễn biến mà có thể xác định bệnh có được chữa khỏi hoàn toàn hay không.

Ngày đăng: 27-09-2022

423 lượt xem

1. Bệnh động kinh được hiểu như thế nào?

Chúng ta đã biết bộ não được tạo thành từ hàng triệu tế bào thần kinh sử dụng các tín hiệu điện để điều khiển chức năng của cơ thể, các giác quan và suy nghĩ. Nếu các tín hiệu này bị gián đoạn thì chức năng của hệ thống thần kinh trung ương sẽ bị rối loạn, dẫn đến những dấu hiệu của bệnh động kinh như co giật, ngất xỉu, không kiểm soát được hành vi...

Bệnh động kinh mang tính chất định hình lặp đi lặp lại nhiều lần; xảy ra ngắn và đột ngột, không có triệu chứng báo trước. Đây là một trong những rối loạn thần kinh phổ biến nhất hiện nay trên thế giới và Việt Nam, khởi phát khi người bệnh còn nhỏ và theo họ đến suốt cuộc đời.

Đối với trẻ em, vì hệ thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện nên chỉ cần tổn thương hoặc bị tác động sẽ rất dễ xuất hiện triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp trẻ sinh ra đã mắc bệnh động kinh nên người thân cần phải theo dõi, quan tâm trẻ thật kĩ.

Theo nhiều nghiên cứu, hơn một nửa các trường hợp bệnh động kinh ở trẻ em thường không tìm ra nguyên nhân, các trường hợp còn lại được xác nhận là do yếu tố di truyền(cha, mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh) hoặc do não của trẻ bị tổn thương sau một số tác nhân khách quan và bệnh tật.

Một số người thường nhầm lẫn giữa khái niệm co giật và động kinh, cho nên cần lưu ý không phải trẻ em nào bị co giật đều là động kinh. Các biểu hiện khác có thể trông giống động kinh như ngất xỉu do tụt huyết áp và co giật do sự gia tăng đột ngột về nhiệt độ cơ thể khi một đứa trẻ bị ốm. Nhưng đây không phải là bệnh động kinh ở trẻ vì chúng không phải sinh ra bởi hoạt động bất thường của não bộ. Tuy nhiên, nếu cơn co giật tái diễn nhiều lần thì nguy cơ tiến triển thành bệnh động kinh là rất lớn.

2. Nguyên nhân dẫn đến động kinh là gì?

Có nhiều nguyên nhân động kinh tuỳ theo lứa tuổi cụ thể như sau:

- Trẻ sơ sinh: Khoảng 1% trẻ sơ sinh có các cơn co giật và thường là động kinh triệu chứng, các nguyên nhân chính là: ngạt lúc lọt lòng, chấn thương sản khoa, chảy máu trong sọ, hạ đường huyết, hạ canxi huyết, hạ magne huyết, hạ natri huyết, thiếu hụt pyridoxin, ngộ độc nước, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương hoặc các nhiễm khuẩn và các rối loạn chuyển hoá khác.

- Trẻ em: Sau thời kỳ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây xuất hiện động kinh khởi phát trong lứa tuổi trẻ em. Các nguyên nhân thường gặp là: động kinh nguyên phát (không rõ nguyên nhân), bại não (cerebral palsy), nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não), tổn thương cấu trúc trong sọ, bệnh chuyển hoá, ngộ độc (thuốc, chì), bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống (thận, gan, bạch huyết), bệnh di truyền, chấn thương…

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh động kinh

- Người lớn: Động kinh nguyên phát, chấn thương, tổn thương cấu trúc não (khối u, chảy máu, dị dạng mạch máu), bệnh mạch máu não (chảy máu não, nhồi máu não), nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống, bệnh bẩm sinh, nhiễm độc (rượu, thuốc tâm thần, lạm dụng thuốc), bệnh rối loạn chuyển hoá.

- Người già: Người trên 60 tuổi, động kinh có thể do u não, ung thư di căn các rối loạn tuần hoàn não, xơ cứng mạch máu não, teo não. Đặc biệt cần quan tâm tới thiếu máu não cấp tính vì khoảng 13% trường hợp động kinh ở người già là do thiếu máu não cục bộ.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Một số nguyên nhân khác hay gặp gây ra bệnh động kinh đó là:

- Động kinh do chấn thương sọ não: xảy ra trong khoảng 1- 5 năm sau khi bệnh nhân bị chấn thương sọ não kín, chiếm đến 30 – 40 % trong chấn thương sọ não mở. Cơn động kinh thường xuất hiện trong vòng một tháng đến một năm sau chấn thương sọ não. 

- Động kinh do u não: Khoảng 50% bệnh nhân bị u não có cơn động kinh, đa số là cơn động kinh cục bộ, u màng não ở thuỳ thái dương, thuỳ trán gây động kinh nhiều hơn cả. Tiền triệu hoặc triệu chứng khởi phát của cơn động kinh giúp cho ta chẩn đoán định khu u não. Ngoài cơn động kinh còn có hội chứng tăng áp lực trong sọ. Hội chứng thần kinh khu trú tuỳ theo vị trí của khối u.

- Động kinh do bệnh lý mạch máu não: Hay gặp nhất là do u mạch, thông động – tĩnh mạch trong não, chảy máu não và chảy máu màng nhện gặp khoảng 14 – 15%. Huyết khối và tắc mạch gặp khoảng 7 – 8%.

- Động kinh do di chứng viêm não và viêm màng não: Đa số gặp ở trẻ em, trong tiền sử của bệnh nhân có viêm não, viêm màng não. Ngoài động kinh ra bệnh nhân còn có những di chứng khác: thiểu năng tâm thần, triệu chứng tổn thương các dây thần kinh sọ não, hội chứng bệnh lý bó tháp, ngoại tháp.

Các bệnh lý về não là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra cơn động kinh

3. Động kinh ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Trong trường hợp không điều trị kịp thời, không chỉ não bộ, hệ thần kinh mà rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể cũng chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn hãy tìm hiểu một số tác động xấu của căn bệnh động kinh này đối với bệnh nhân nhé!

- Ảnh hưởng tới hệ hô hấp:

Vấn đề mà bệnh nhân thường gặp phải đó là khó thở do thiếu oxy, trước mắt tình trạng này làm giảm chất lượng giấc ngủ, bạn luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Một số bệnh nhân do thiếu oxy trầm trọng đã bị tử vong trong cơn động kinh. Đó là lý vì sao bạn không nên coi thường căn bệnh này.

Bệnh động kinh ảnh hưởng lớn đến hệ hô hấp

- Ảnh hưởng tới hệ thần kinh:

Khi mắc bệnh động kinh¸hệ thần kinh chính là phần chịu nhiều tác động xấu nhất, bởi vì xung điện có tác dụng điều khiển hoạt động rối loạn, bệnh nhân trải qua những cơn co giật cực kỳ nghiêm trọng.

Về lâu về dài, nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách, người mắc bệnh còn phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng, đó là rối loạn nhịp tim, mất hoàn toàn ý thức.

- Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản:

Những người mắc bệnh này có thể bị giảm khả năng sinh sản cao hơn so với người bình thường. Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ thường bị rối loạn, chất lượng tinh trùng cũng suy giảm. Ngoài ra, bệnh nhân còn đối mặt với các biến chứng liên quan tới cơ bắp, hệ tiêu hóa, xương khớp hoặc tim mạch.

4. Động kinh ở trẻ nếu không được điều trị sẽ để lại hậu quả gì?

Bệnh động kinh là căn bệnh khó lường, nếu không kiểm soát được các cơn động kinh mà để chúng tiến triển thành các dạng động kinh khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Bên cạnh đó là những hậu quả đáng tiếc khi trẻ khi mắc bệnh động kinh như:

- Cắn phải lưỡi, ngừng thở do tắc đường thở, tổn thương não do thiếu oxy, cơn co giật lâu ngày sẽ khiến trẻ bị thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi, hệ miễn dịch của trẻ yếu, dễ nhiễm các bệnh khác.

- Cơn động kinh thường xuất hiện bất ngờ, trẻ bị mất ý thức mà không có ai ở bên cạnh sẽ dẫn đến những tai nạn thương tâm như gãy xương, chấn thương não, đuối nước…

- Trẻ hay cáu gắt, có thái độ bất hợp tác, dễ kích động bản thân, tăng động quá mức, tự làm tổn thương mình.

- Trẻ bị bạn bè kì thị, mọi người xa lánh nên thường cô độc, mặc cảm, tự ti, khó hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Mặc dù vậy, bệnh động kinh không phải là vô phương cứu chữa, vẫn có thuốc đặc trị dành cho căn bệnh động kinh này và đa số đều mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, một số trẻ có phản ứng quá mức với thuốc mà cha mẹ không để ý sẽ dễ dẫn đến sốc thuốc, rất nguy hiểm. 

5. Bệnh động kinh có được chữa khỏi hoàn toàn?

Từ những biến chứng mà bệnh động kinh đã gây ra. Chắc hẵn, bệnh nhân sẽ cảm thấy khá lo lắng không biết liệu bệnh động kinh có thể được chữa khỏi hoàn toàn hay không?

Nhìn chung, bệnh nhân có khả năng khỏi bệnh nếu họ sớm phát hiện và tích cực điều trị theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Song, khả năng điều trị dứt điểm còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Đối với trẻ mắc bệnh do chấn thương sản khoa, chấn thương ngạt não, nếu bạn điều trị ngay lập tức thì cơ hội chữa trị thành công bệnh động kinh là rất cao. Đó là lý do vì sao việc theo dõi sức khỏe là cực kỳ cần thiết.

Một số người mắc bệnh do di truyền, vô căn thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Việc không hợp tác điều trị, thiếu thái độ tích cực có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng khỏi bệnh. Thông thường, bạn phải mất từ 2 - 3 năm điều trị thuốc thì mới cải thiện được tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, gia đình của bệnh nhân nên tích cực hợp tác với bác sĩ để cải thiện sức khỏe người bệnh nhanh chóng nhất có thể.

Nếu như bệnh quá nghiêm trọng, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này đem lại hiệu quả tương đối cao và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới các cơ quan khác.

Như vậy, bệnh động kinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh không thực sự cao. Bệnh nhân và gia đình cần phối hợp tích cực với bác sĩ để rút ngắn thời gian điều trị. Nếu bạn coi thường, bỏ qua điều trị thì tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha