Vì sao bệnh động kinh rung giật cơ phổ biến nhưng ít người biết đến

Thật không may mắn nếu chính bản thân bạn hoặc người thân mắc phải chứng bệnh động kinh. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng bởi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cơn động kinh hoàn toàn có thể được kiểm soát, trong đó có bệnh động kinh rung giật cơ.

Ngày đăng: 05-04-2018

1,551 lượt xem

Động kinh rung giật cơ là bệnh gì?

Động kinh rung giật cơ (động kinh múa giật) là hiện tượng giật một cơ hoặc một nhóm cơ bắp ở tay, chân, đầu cổ… xảy ra theo từng cơn đột ngột, nguyên nhân là do sự phóng điện bất thường giữa các nhóm tế bào thần kinh bên trong vỏ não. Thông thường, cơn rung giật cơ chỉ kéo dài thoáng qua trong một vài giây ngắn ngủi nên rất khó phát hiện.

Hình ảnh cắt từ clip em bé bị động kinh rung giật cơ

Động kinh rung giật cơ thường gây ra những cử động bất thường ở cả hai bên cơ thể trong cùng một lúc. Nó có thể xuất hiện đơn độc hoặc xuất hiện trong các hội chứng động kinh khác nhau bao gồm:

- Bệnh động kinh rung giật cơ thiếu niên: khởi phát ở tuổi dậy thì với những cơn rung giật vùng cổ, vai, cánh tay và thường xảy ra ngay sau khi ngủ dậy. Hầu hết người bệnh có thể kiểm soát tốt cơn rung giật bằng thuốc nhưng phải sử dụng thuốc suốt đời.

- Hội chứng Lennox – Gastaut: thường gặp ở trẻ nhỏ và có sự kết hợp của nhiều thể động kinh khác nhau nên cơn giật tương đối mạnh, dạng này rất khó để điều trị.

- Bệnh động kinh rung giật cơ tiến triển: Đây là hội chứng hiếm gặp và thường có sự kết hợp của cơn rung giật cơ với động kinh co cứng – co giật toàn thân. Dù người bệnh kiên trì điều trị trong một thời gian dài nhưng cũng không hiệu quả và tình trạng bệnh sẽ ngày một nặng dần.

- Động kinh rung giật cơ không tiến triển: Rung giật cơ nhẹ ở một bên mí mắt, mặt, chân, tay kèm theo các cơn vắng ý thức. Bệnh thường khởi phát ở giai đoạn sơ sinh và sẽ cải thiện dần theo tuổi tác nhưng thường để lại các rối loạn về tâm thần.

Người bình thường cũng có thể bị rung giật cơ khi vừa bắt đầu đi ngủ khiến họ tỉnh giấc hoặc bị nấc. Nhưng đây là hiện tượng rung giật cơ hoàn toàn lành tính và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Làm gì khi gặp một người bị lên cơn động kinh rung giật cơ?

Nếu chẳng may gặp một người bị động kinh rung giật cơ, bạn cần tìm hiểu những việc cần làm để giúp họ khi cơn động kinh rung giật xuất hiện. Việc đầu tiên là giúp họ tránh khỏi khu vực có nguy hiểm như mảnh rơi vỡ thủy tinh hay các dụng cụ điện,… Nếu chẳng may bị chấn thương ngay lúc đó, hãy xử lý và trấn an họ cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

Nên nhớ rằng không nên kìm chế hoặc la hét khiến người bệnh sợ hãi và nhớ gọi cấp cứu nếu cơn rung giật diễn ra liên tiếp nhau hoặc kéo dài trên 5 phút.

Nên bình tĩnh để sơ cứu người lên cơn động kinh rung giật cơ

Điều trị động kinh rung giật cơ như thế nào?

Với bệnh động kinh, phương pháp được lựa chọn hàng đầu vẫn là sử dụng thuốc. Một số loại thuốc điển hình có thể ngăn chặn các cơn rung giật cơ như:

– Thuốc an thần: Clonazepam,…

– Thuốc chống co giật: Phổ biến nhất là levetiracetam (keppra), acid valproic (depakine) và primidone (mysoline).

Ngoài ra, điều chỉnh lối sống cũng giúp ích rất lớn cho người bệnh động kinh rung giật cơ trong quá trình điều trị. Người bệnh nên ăn chế độ ăn có hàm lượng chất béo cao, ít carbohydrat; ngủ nhiều và tránh các yếu tố nhất định có thể kích thích hệ thần kinh (ví dụ như ánh sáng nhấp nháy) nhằm giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng những loại thuốc tây điều trị động kinh thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, do đó, người thân của bệnh nhân mắc bệnh động kinh nên tham khảo các phương pháp điều trị bệnh từ y học cổ truyền với các loại thảo dược từ thiên nhiên như Câu đằng, An tức hương,… như một liệu pháp tự nhiên giúp an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, nhờ đó có thể làm giảm mức độ và tần suất các cơn động kinh rung giật xảy ra.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha