Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về phương pháp tây y và đông y trong điều trị động kinh.
Ngày đăng: 16-01-2024
184 lượt xem
Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh động kinh?
Bệnh động kinh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Bệnh thường khởi phát từ nhỏ hoặc có thể bắt đầu ở những người trên 60 tuổi. Bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn mà sẽ theo người bệnh suốt đời. Tuy nhiên, nếu được chữa trị sớm thì những triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện dần.
- Về độ tuổi: bệnh động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường xuyên hơn ở trẻ em và người lớn tuổi.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh động kinh, bạn có thể tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn co giật.
- Chấn thương sọ não: tổn thương sọ làm tăng nguy cơ mắc động kinh
- Sa sút trí tuệ: có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh ở người lớn tuổi.
- Nhiễm trùng não: viêm màng não, gây viêm não hoặc tủy sống, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh.
- Động kinh thời thơ ấu: sốt cao trong thời thơ ấu có thể liên quan đến động kinh. Nếu trẻ bị co giật kéo dài do sốt cao, thì nguy cơ mắc bệnh động kinh sẽ lớn hơn.
- Đột quỵ và các bệnh mạch máu khác: đột quỵ và các bệnh khác của mạch máu có thể gây tổn thương não và gây động kinh.
Bất kì đối tượng nào đều có nguy cơ mắc bệnh động kinh
Một số phương pháp giúp chẩn đoán động kinh
Hỏi bệnh khai thác thông tin cơn co giật
Đa số người bệnh sẽ đến khám khi xuất hiện một vài cơn co giật. Có cơn co giật là triệu chứng của bệnh động kinh nhưng cũng có trường hợp co giật do nguyên nhân khác. Thường bệnh nhân tới khám khi đã hết cơn co giật nên việc hỏi bệnh của thầy thuốc là rất quan trọng nhằm khai thác tính chất cơn co giật: thời gian, biểu hiện, ý thức bệnh nhân sau cơn….
Điện não đồ (EEG)
Điện não đồ là cận lâm sàng phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán bệnh động kinh. Các điện cực được gắn vào da đầu, các điện cực ghi lại hoạt động điện của não.
Thông thường sẽ có những thay đổi trong kiểu sóng não điển hình của người mắc bệnh động kinh. Những thay đổi này xảy ra ngay cả khi không bị co giật. Bác sĩ có thể theo dõi trên video trong quá trình đo điện não đồ để phát hiện và ghi lại bất kỳ cơn động kinh nào người bệnh gặp phải. Việc ghi lại các cơn động kinh có thể giúp xác định loại cơn động kinh mà người bệnh đang gặp phải hoặc loại trừ các tình trạng khác.
Các phương pháp chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp phát xạ positron
- Chụp CT sử dụng tia X để thu được hình ảnh cắt ngang của não. Chụp CT có thể phát hiện khối u, chảy máu hoặc u nang trong não có thể gây động kinh.
- MRI là một phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán cơn động kinh, khảo sát được những biến đổi nhỏ ở nhu mô não như viêm não, nhồi máu não.
- SPECT sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ liều thấp được tiêm vào tĩnh mạch để tạo ra bản đồ 3D chi tiết về hoạt động lưu lượng máu trong não trong cơn động kinh. Những vùng có lưu lượng máu cao hơn bình thường trong cơn động kinh có thể chỉ ra những nơi xảy ra cơn động kinh.
- Chụp PET sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ liều thấp được tiêm vào tĩnh mạch để giúp hình dung hoạt động trao đổi chất của não và phát hiện những thay đổi. Những vùng não có mức trao đổi chất thấp có thể chỉ ra những nơi xảy ra cơn động kinh.
Sử dụng các phương pháp chụp cắt lớp hiện đại để tìm ra nguyên nhân gây động kinh
So sánh ưu và nhược điểm của phương pháp điều trị động kinh bằng tây y và đông y
Hiện nay, có 2 phương pháp phổ biến để điều trị bệnh động kinh là phương pháp Đông y và phương pháp Tây y. Mỗi một liệu pháp sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, để biết nhiều hơn về 2 cách khám chữa bệnh này, người bệnh không nên bỏ qua các thông tin sau đây:
Phương pháp điều trị động kinh bằng Tây y
Ưu điểm:
- Chữa bệnh bằng phương pháp Tây y sẽ giúp triệu chứng bệnh được giảm đi nhanh chóng, hiệu quả sẽ thấy được tức thời.
- Người bệnh sẽ không phải kiên trì hay mất quá nhiều thời gian để nhận thấy kết quả.
- Nếu tình trạng bệnh nhẹ chi phí thuốc Tây sẽ ít hơn so với thuốc Đông y.
Nhược điểm:
- Tây y sẽ chỉ điều trị tạm thời các triệu chứng chứ không thể chữa khỏi bệnh từ căn nguyên như Đông y nên bệnh có thể tái đi phát lại nhiều lần.
- Nếu bệnh đã trở nặng sẽ phải dùng các loại thuốc có hàm lượng cao và chi phí cũng sẽ cao hơn.
- Uống thuốc Tây về lâu về dài có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng đến các bộ phận nội tạng như: Thận, gan, phổi,…
Phương pháp điều trị động kinh bằng Đông y
Ưu điểm:
- Điều trị từ gốc đến ngọn để biết được nguyên nhân của bệnh, từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất nhằm tránh bệnh tái phát lại nhiều lần.
- Nguyên liệu thảo dược bào chế ra thuốc đều đến từ 100% thiên nhiên nên đảm bảo lành tính, an toàn nhưng vẫn hiệu quả.
- Không gây tác dụng phụ nếu sử dụng tần suất nhiều và lâu.
- Mặc dù cần sự kiên trì của người bệnh cũng như mất nhiều thời gian nhưng kết quả nhận được hoàn toàn xứng đáng.
- Chữa bệnh không đụng chạm dao kéo nhưng vẫn hiệu quả.
Nhược điểm:
- Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y sẽ mất nhiều thời gian hơn so với Tây y nên người bệnh cần kiên trì.
- Chi phí chữa bệnh có thể sẽ chênh hơn so với Tây y.
- Mùi vị của các bài thuốc Đông y sẽ khó uống nên người bệnh cần làm quen trước khi sử dụng.
Điều trị bệnh động kinh bằng Tây y hay Đông y đều có ưu và nhược điểm
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn đến động kinh?
Theo các Y văn cổ, phát sinh bệnh động kinh chủ yếu là do sự rối loạn chức năng của các tạng Tâm, Can, Tỳ, Thận gây nên sự rối loạn tạm thời của âm dương, sinh khí nghịch, đàm ủng tắc, hỏa viêm phong động, bế lấp thanh khiếu. Về các nguyên nhân và sự thay đổi bệnh lý có thể kể đến như sau:
Cơ thể vốn hư
Tâm chủ huyết mạch. Do lao động, nghĩ ngợi nhiều làm tổn hao tâm huyết, tâm huyết không đủ thì thần không được nuôi dưỡng, thận hư thì can huyết kém, tỳ hư vận hóa suy giảm, tinh khí không đủ dưỡng não đều là những nguyên nhân làm cho chức năng não rối loạn sinh bệnh.
Đàm trọc ứ tụ
Do ẩm thực không điều độ, tỳ khí hư thì đàm trọc nội tụ, tình khí không điều hòa, can khí uất thì can phong động sinh cơn co giật, can khí nghịch đưa đàm lên che lấp thanh khiếu (đàm mê tâm khiếu) sinh mê man bất tỉnh.
Huyết ứ nội tụ
Té ngã, chấn thương sản khoa gây ứ huyết nội tụ gây tắc não khí, thần chí hôn mê, huyết ứ sinh huyết hư không dưỡng can, sinh can phong nội động gây co giật.
Ngoại cảm lục dâm
Ngoại phong kích động nội phong, can phong động sinh co giật. Can khí uất, tỳ khí suy giảm (can khắc tỳ) đàm trọc nội sinh, can khí uất hóa hỏa sinh phong, phong đàm nhiễu tâm, sinh hôn mê co giật.
Có nên lựa chọn điều trị động kinh bằng đông y?
Theo Y học Cổ truyền, trong các tài liệu, sách xưa đã ghi chép về nhiều bài thuốc quý, lành tính nhằm giúp điều trị được bách bệnh, trong đó có bệnh động kinh. Đã qua nhiều thế hệ kiểm chứng, người mắc chứng động kinh khi sử dụng Đông y hoàn toàn có thể chữa được tình trạng giật kinh phong hay các cơn co giật.
Do đó, liên quan đến câu hỏi có nên điều trị động kinh bằng Đông y không hay chữa động kinh bằng đông y có thực sự hiệu quả không, thì câu trả lời chắc chắn sẽ là có. Chính vì vậy, người nhà và bệnh nhân đều hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn phương pháp này.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
Gửi bình luận của bạn