Vẫn còn nhiều trường hợp chuẩn đoán nhầm bệnh động kinh ở trẻ nhỏ

Theo thống kê, có không ít trường hợp chuẩn đoán nhầm bệnh động kinh ở trẻ nhỏ tại Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do chuẩn đoán dựa trên biểu hiện mà không thực hiện những xét nghiệm lâm sàng quan trong khác như đo điện não đồ hay chụp MRI.

Ngày đăng: 09-01-2017

1,625 lượt xem

Những câu chuyện chuẩn đoán nhầm bệnh động kinh ở trẻ nhỏ

Sau một lần xem phim kinh dị cùng anh trai, bé Trâm, 8 tuổi ngụ ở Hà Nội thường có những triệu chứng như đang nằm chơi bỗng ngồi bật dậy, hai tay gồng lên, la hét, miệng méo, cắn vào lưỡi. Gia đình cho bé đi khám thì được các bác sĩ làm tất cả các xét nghiệm như điện não đồ, chụp MRI thì các chỉ số lúc bình thường, lúc lại rối loạn.

Bệnh động kinh ở trẻ nhỏ rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác

Bệnh động kinh ở trẻ nhỏ rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác

Theo, PGS-TS. Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trường hợp trên của bé Trâm là mắc chứng rối loạn tâm trí do quá căng thẳng, sợ hãi. Tại khoa đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bị rối loạn tâm trí nhưng nhiều nơi lại chẩn đoán nhầm là bệnh động kinh ở trẻ nhỏ. 

Trong trường hợp khác của bé Sơn, 12 tuổi ở Hải Phòng có biểu hiện co giật dù không sốt. Khi đi khám ở một số cơ sở tư nhân thì bé được chẩn đoán là mắc bệnh động kinh ở trẻ nhỏ. Mặc dù điều trị 1 tuần nhưng không khỏi, gia đình đã đưa Sơn xuống khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Tại đây, bệnh nhi được tiến hành làm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết nhưng không phát hiện tổn thương ở não trẻ cũng như bệnh lý khác. Do đó, có thể kết luận, trẻ chỉ đơn thuần bị rối loạn tâm trí, không phải bị động kinh.

“Nếu là co giật do bệnh lý động kinh hay sốt cao thì bệnh nhi phải co giật toàn thân, mất ý thức. Nhưng trường hợp này thì ngược lại, trẻ chỉ có cơn co ở tay hoặc chân. Nếu nhắc trẻ giữ nguyên chân tay thì đôi khi cơn co giật lại hết”, TS. Dũng phân tích.

LIÊN HỆ ĐỊA CHỈ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH UY TÍN

Nguyên nhân của việc chuẩn đoán nhầm bệnh động kinh ở trẻ nhỏ

Những trường hợp như bé Trâm và bé Sơn không phải là ít, vì những biểu hiện rối loạn tâm trí như co giật khiến trẻ dễ bị chẩn đoán nhầm là bệnh động kinh ở trẻ nhỏ. Nhiều nơi tưởng trẻ bị động kinh cho uống thuốc động kinh, bệnh không đỡ thậm chí nặng lên. Có trẻ chuyển xuống bệnh viện tuyến dưới đã uống 2-3 loại thuốc khác nhau.
Ngoài biểu hiện co giật, trẻ bị rối loạn tâm trí có thể có biểu hiện đau ngực, nhịp tim nhanh. Hầu hết các trường hợp bị rối loạn tâm trí dẫn đến co giật thường chịu sức ép học hành quá căng thẳng; chơi điện tử, xem tivi nhiều, xem phim kinh dị, mẫu thuẫn gia đình...

Áp lực học tập là nguyên nhân chủ yếu của chứng rối loạn tâm trí

Ban đầu trẻ có thể bị biểu hiện hoa mắt chóng mặt, đau đầu, có động tác bất thường như co giật, hồi hộp, nhịp tim nhanh, đau bụng. Vì thế, với những trẻ gặp rối loạn tâm trí, gia đình cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con có biểu hiện như thế. Ví dụ nếu trẻ bị là do ngồi máy tính, chơi điện tử nhiều…thì cha mẹ nên giới hạn trẻ chỉ ngồi 1-2 tiếng sau đó phải đứng lên. Nếu do áp lực học tập thì cha mẹ chú ý đến vấn đề tâm lý của trẻ, không tạo áp lực lớn cho trẻ trong thi cử…
Như vậy, để hạn chế trường hợp chuẩn đoán nhầm bệnh động kinh ở trẻ nhỏ thì cha mẹ nên phối hợp cùng bác sĩ trong việc quan sát và phân tích dấu hiệu bên ngoài. Đông thời các bác sĩ nên thực hiện những xét nghiệm cần thiết chứ không chỉ dựa trên lời kể của gia đình hay quan sát biểu hiện mà kết luận.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha