Động kinh vùng trung tâm Rolandic hay còn gọi là ‘’động kinh lành tính một phần thời thơ ấu’’. Đây là một trong những dạng động kinh phổ biến nhất ở trẻ em và thường mất đi khi trẻ trường thành.
Ngày đăng: 23-03-2017
2,296 lượt xem
Tổng quan về bệnh động kinh vùng trung tâm Rolandic
Bệnh động kinh vùng trung tâm Rolandic thường xuất hiện ở độ tuổi từ 5-10 tuổi. Tên gọi Rolandic có nguồn gốc từ khu vực rolandic của não bộ, đó là nơi điều khiển hoạt động cơ thể. Hội chứng này chiếm khoảng 15% ca bệnh động kinh ở trẻ em, tỷ lệ bé trai mắc bệnh thường cao hơn bé gái.
Đây là một dạng động kinh mang tính di truyền, trẻ mắc bệnh vẫn phát triển về trí tuệ như những trẻ khác, nhưng trẻ gặp khó khăn trong học tập và các vấn đề về hành vi khi có cơn động kinh.
Do tác động lên vùng vỏ não vận động nên những biểu hiện cụ thể của bệnh là cảm giác tê, dị cảm trong miệng, tăng tiết nước bọt, dị cảm nửa mặt, tay, sau đó giật nửa mặt, giật thanh quản khiến bệnh nhân không nói được, triệu chứng này kéo dài không quá 2 phút và trẻ vẫn tỉnh táo khi lên cơn.
Bệnh động kinh vùng trung tâm Rolandic thường lành tính
Các cơn này xuất hiện đột ngột, cơn sau giống cơn trước và lặp lại nhiều lần, tuy nhiên ngoài cơn trẻ hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Đa số trường hợp mắc bệnh động kinh vùng trung tâm Rolandic sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên và thường không cần phải dùng thuốc điều trị.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
Điều trị bệnh động kinh lành tính ở trẻ em dạng Rolandic
Các bác sĩ chuẩn đoán trẻ mắc bệnh động kinh dạng Rolandic dựa trên mô tả của cha mẹ về cơn động kinh ở trẻ, ngoài ra họ còn làm một số xét nghiệm như đo điện não đồ(EEG) và chụp MRI để biết chính xác về tình trạng bệnh.
Thông thường, trẻ mắc hội chứng Rolandic không cần điều trị gì cả, vì hầu hết trẻ em sẽ chấm dứt cơn co giật sau 2-4 năm xuất hiện, thường là khi trẻ bắt đầu vào độ tuổi trưởng thành.
Hội chứng động kinh Rolandic thường mất đi khi trẻ trưởng thành
Tuy nhiên, nếu trẻ bị các cơn co giật thường xuyên vào ban ngày, gây rối loạn học tập và một số vấn đề về nhận thức thì cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ dùng thuốc chống động kinh.
Cha mẹ của trẻ cũng nên lưu ý đặc điểm của dạng bệnh động kinh vùng trung tâm Rolandic là nó sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu trẻ thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, hoặc ngủ không sâu. Do đó, nên cho trẻ ngủ đúng giờ, tránh cho con xem tv, laptop nhiều, vì như vậy cũng là nguyên nhân gây ra cơn động kinh.
Tóm lại, nếu con bạn mắc bệnh động kinh vùng trung tâm Rolandic thì bạn đừng quá lo lắng, nên theo dõi sát tình trạng phát triển bệnh của trẻ. Chăm sóc trẻ thật kĩ về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và giấc ngủ, có như vậy thì cơn động kinh mới ít xuất hiện và không gây ảnh hưởng đến cuộc sống và chất lượng học tập ở trẻ.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
Gửi bình luận của bạn