Giấc ngủ là khoảng thời gian nghỉ ngơi tuyệt vời nhất trong một ngày của cơ thể. Tuy nhiên đối với người mắc bệnh động kinh, họ phải đối mặt với các cơn động kinh trong giấc ngủ. Thường thì nhiều người sẽ không nhớ những gì đã xảy ra với mình hoặc bị nhầm lẫn sang triệu chứng rối loạn giấc ngủ.
Ngày đăng: 23-03-2017
3,158 lượt xem
Biểu hiện của cơn động kinh trong giấc ngủ xuất phát từ thùy trán
Cơn động kinh trong giấc ngủ là những cơn co giật bắt nguồn ở vùng trán (nằm phía trước của não bộ). Hơn 50% người mắc bệnh động kinh thùy trán chưa xác định được nguyên nhân, các trường hợp còn lại được xác định do yếu tố gây tổn thương não như u não, chấn thương sọ não, dị dạng mạch máu não bẩm sinh, viêm màng não…
Biểu hiện đặc trưng nhất của cơn động kinh do thùy trán thường xảy ra trong lúc ngủ và chỉ kéo dài dưới 30 giây với các dấu hiệu như:
- Người bệnh có thể đột nhiên nhăn nhó khuôn mặt, cười lớn, nói, hát, la hét, ăn nói tục tĩu, rên rỉ, thở hổn hển trong giấc ngủ, triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng rối loạn giấc ngủ.
Đừng xem nhẹ biểu hiện của cơn động kinh trong giấc ngủ
- Xuất hiện cơn co cứng hoặc rung giật cơ ở một phần của cơ thể kèm theo đầu, mắt lệch sang một bên.
- Biểu hiện kích động lặp đi lặp lại như đấm, đá kèm theo cười nói, khóc lóc, la hét và thường bị chẩn đoán nhầm thành rối loạn tâm lý.
Nguyên nhân gây ra cơn động kinh trong giấc ngủ do tổn thương não như u não, chấn thương sọ não, dị dạng mạch máu não bẩm sinh, viêm màng não…Bên cạnh đó thì một số lượng lớn người bệnh có cơn động kinh thùy trán là không rõ nguyên nhân (khoảng 50%).
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
Mức độ nguy hiểm của cơn động kinh trong giấc ngủ
Tùy thuộc vào tần số và thời gian của cơn co giật, động kinh thùy trán có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, kỹ năng vận động và chức năng não khác. Ngoài ra, cơn động kinh cục bộ thùy trán còn gây ra tình trạng’’trạng thái động kinh’’ với nhiều cơn co giật xảy ra liên tiếp nhau và diễn ra trong một thời gian dài. Người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bên cạnh đó, cơn động kinh trong giấc ngủ còn khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không ngon, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và công việc.
Phương pháp chuẩn đoán và điều trị cơn động kinh trong giấc ngủ
Để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân, biểu hiện của cơn động kinh trong giấc ngủ do tổn thương thùy trán, các bác sĩ thường dựa trên quan sát biểu hiện lúc lên cơn động kinh do người nhà của bệnh nhân mô tả. Bên cạnh đó, không thể thiếu 1 số xét nghiệm chuẩn đoán lâm sàng như chụp MRI, xét nghiệm máu.
Đặc biệt phương pháp đo điện não đồ EEG ở thể động kinh thùy trán gây ra cơn động kinh trong giấc ngủ thường cho kết quả bình thường, do vậy, để có kết quả chính xác nhất, bệnh nhân sẽ được đo điện não đồ video, nghĩa là vừa đo điện não vừa quay hình trong lúc ngủ. Lúc này, người bệnh sẽ cần phải ở lại bệnh viện để ghi lại toàn bộ những sự thay đổi của sóng điện não trong suốt đêm đó.
Phương pháp VEEG dùng để chuẩn đoán chính xác khi có cơn động kinh trong giấc ngủ
Đối với cơn động kinh trong giấc ngủ, chỉ có khoảng 75% trường hợp bệnh nhân đáp ứng được với các thuốc kháng động kinh, nhưng phải điều trị trong thời gian dài. Còn lại khoảng 25% bệnh nhân kháng thuốc điều trị. Do đó, phương pháp điều trị được áp dụng nhiều với dạng bệnh này là áp dụng chế độ ăn, nghỉ ngơi khoa học kết hợp với dùng các thảo dược từ đông y gia truyền.
Giải pháp này đã tạo nên hiệu quả đáng ngạc nhiên vì giảm đáng kể số cơn co giật nói chung và cơn động kinh trong giấc ngủ nói riêng. Đồng thời, hỗ trợ hệ thần kinh hồi phục nhanh chóng, an toàn cho sức khỏe vì không có tác dụng phụ.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
Gửi bình luận của bạn