Tình trạng co giật tay chân khi ngủ ở trẻ được nhiều bậc cha mẹ xem như một biểu hiện phổ biến nên nhiều người còn lơ là, thiếu quan tâm. Thế nhưng, cha mẹ không biết rằng, co giật dù khi ngủ hay lúc thức cũng là báo động cho tình trạng sức khỏe của trẻ đang bất ổn, do vậy, hãy tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Ngày đăng: 10-03-2017
67,713 lượt xem
Dấu hiệu co giật tay chân khi ngủ ở trẻ có thể do những nguyên nhân nào?
- Do người mẹ bị thiếu canxi trong quá trình thai nghén, nếu trong thời kỳ mang thai mẹ bị thiếu canxi thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị hạ canxi máu, dễ dẫn đến co giật tay chân khi ngủ và khi tỉnh. Cha mẹ có thể cho trẻ tắm nắng buổi sáng, mỗi ngày khoảng nửa giờ, từ 8 giờ đến 8 giờ 30 phút, lúc đó không quá nóng cũng không quá lạnh, cho trẻ mặc áo sát nách, che ngực, phơi tay chân ra nắng, quay lưng trẻ về phía mặt trời để nắng không làm chói mắt trẻ.
Trẻ bị giật tay chân khi ngủ do thiếu canxi
- Do phản xạ moro kích thích đột ngột, ví dụ cha mẹ gây ra tiếng ồn hoặc vỗ vào bé khi bé đang ngủ. Nó bao gồm chuyển động đối xứng đột ngột cả cánh tay lên phía trên xa khỏi thân người, mở tay, co mình tức thì và rồi tay dần dần quay trở lại ngang chéo cơ thể.
- Giật tay chân khi ngủ ở trẻ do biểu hiện của bệnh động kinh. Điều này đặc biệt đúng với những thể động kinh thùy thái dương, động kinh múa giật (myoclonic) và cơn vắng ý thức.
Khi đi ngủ, sóng điện não của con người biến đổi từ trạng thái tỉnh táo sang ngủ gà, ngủ lơ mơ đến ngủ sâu theo một chu kỳ nhất định và chu kỳ ngủ này có thể lặp đi lặp lại 3-4 lần mỗi đêm.Động kinh trong giấc ngủ thường xảy đến vào những thời điểm sau:
1. Trong vòng một giờ đầu tiên hoặc thứ hai sau khi đi vào giấc ngủ, tức là lúc mới chỉ ngủ lơ mơ (vào ban đêm)
2. Một đến hai giờ trước và sau khi thức giấc (vào sáng sớm hoặc buổi trưa)
Co giật tay chân khi ngủ do động kinh không nhất thiết xảy ra vào ban đêm mà có thể xảy ra trong giấc ngủ trưa.
Không loại trừ khả năng co giật tay chân khi ngủ xảy ra do bệnh động kinh
Bên cạnh đó, các bé sơ sinh thường dễ bị giật mình và run chi. Đây là biểu hiện lành tính, không để lại di chứng và không cần điều trị. Tuy nhiên, cha mẹ cần phân biệt cháu bé bị run hay co giật tay chân khi ngủ.
Run chi là những cử động cùng biên độ và cùng hướng, người mẹ có thể làm cho trẻ hết run chi bằng cách nắm giữ chi đang run hoặc ôm trẻ vào lòng, cơn run chi sẽ tự động chấm dứt. Co giật tay chân là biểu hiện bệnh lý, không thể chấm dứt bằng cách nắm giữ chi đang giật.
Như vậy, hiện tượng co giật tay chân khi ngủ ở trẻ là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của trẻ đang có vấn đề. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tư vấn kịp thời.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
Gửi bình luận của bạn