Bất ngờ khi 20% số người được chuẩn đoán động kinh không bị động kinh

Trung tâm nghiên cứu động kinh của Anh Quốc cho biết có khoảng 20% số người được chẩn đoán bị động kinh không thực sự bị động kinh.

Ngày đăng: 10-06-2018

1,337 lượt xem

Co giật trong bệnh động kinh

Sự mất cân bằng giữa các chất dẫn truyền hóa học sẽ làm kích hoạt quá trình phóng điện kịch phát giữa các nhóm tế bào và biểu hiện ra bên ngoài là cơn co giật. Nói cách khác, cơn co giật được xem là động kinh nếu nó xảy ra một cách tự nhiên, đột ngột, trong thời gian ngắn, lặp đi lặp lại nhiều lần và có tính chất tương tự nhau.

Co giật sinh lý – không phải là động kinh

Trên thực tế một số triệu chứng bất thường của các rối loạn trong cơ thể thường bị hiểu nhầm là “co giật” nhưng thực ra không phải là như vậy. Bên cạnh đó thì các nguyên nhân khác làm thay đổi quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng có thể dẫn đến các cơn co giật. Tất cả các nguyên nhân này được gọi chung là co giật sinh lý.

Co giật sinh lý xảy ra do rối loạn trong cơ thể dễ bị nhầm với bệnh động kinh

Co giật tâm lý (Psychogenic nonepileptic seizures)

Co giật tâm lý là kết quả của những rối loạn về tâm lý, cảm xúc. Mỗi người chúng ta phản ứng với những tình huống căng thẳng, sợ hãi khác nhau. Khi sợ chúng ta có thể cảm thấy các triệu chứng như tim đập nhanh hoặc vã mồ hôi,

Trong trường hợp như vậy người đó sẽ vô tình “kìm” chúng ẩn sâu bên trong trí nhớ. Những ký ức này có thể luôn ẩn đi và người đó có thể không bao giờ nhớ những sự kiện đã xảy ra. Lúc này cơn co giật có thể xảy ra như là một là một phản ứng của cơ thể để ngăn chặn các ký ức xấu quay trở lại và tách ra khỏi nhận thức bởi vì nó quá khó khăn để đối diện.

Loại co giật này thường được kích hoạt bởi những trạng thái căng thẳng, buồn phiền ở những người đã từng trải qua:

- Một vụ tai nạn nghiêm trọng.

- Sau cái chết của người thân

- Sau khi ly hôn

- Bị lạm dụng tình dục từ nhỏ

- Trải qua một tình huống không thể đối phó

Trong cơn cơn co giật tâm lý họ có thể khóc, hét lên… nhưng sau đó thì không nhớ gì, tuy nhiên nó cũng không được xếp vào loại co giật động kinh.

Cách phân biệt co giật động kinh và co giật không phải động kinh

Phân biệt giữa co giật do nguyên nhân động kinh và không phải động kinh thường rất khó khăn. Ngày nay, phương pháp chẩn đoán phân biệt quan trọng nhất đó là điện não đồ video, trong đó có sự kết hợp giữa điện não đồ cùng với camera ghi lại hình ảnh trực tiếp của bệnh nhân. Nếu cơn co giật diễn ra kèm theo sự thay đổi sóng điện não thì đó là động kinh, ngược lại, các loại co giật khác thì không có sự thay đổi này.

Đo điện não đồ video là cách chính xác nhất để phát hiện cơn co giật do động kinh

Điều trị và phòng ngừa co giật tái phát

Đối với co giật không phải động kinh, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây co giật. Chẳng hạn như co giật sinh lý thì cần tìm nguyên nhân gây bệnh để điều trị, hạn chế cơn co giật. Nếu co giật do tâm lý cần dùng thuốc an thần kết hợp liệu pháp tâm lý, giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, stress nhờ đó các cơn co giật sẽ tự động giảm đi.

Đối với co giật do động kinh, cách điều trị hiệu quả cao nhất là sử dụng thuốc kháng động kinh trong thời gian dài. Thông thường người bệnh sẽ phải dùng thuốc liên tục trong vòng từ 3-5 năm và chỉ dừng thuốc sau ít nhất 2 năm không có cơn co giật nào xuất hiện

Tuy nhiên, việc dùng thuốc tây dài ngày thường gây ra nhiều tác dụng phụ, do đó, nên kết hợp và thay thế bằng các thuốc Đông y có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, và làm tăng khả năng hồi phục vận động sau những cơn co giật, an toàn và chữa trị hiệu quả bệnh động kinh.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha