Đa số bệnh động kinh ở trẻ đều vô căn, nghĩa là chưa rõ nguyên nhân, cho nên việc phòng bệnh thường rất khó. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp động kinh thứ phát do một số yếu tố như não bị tổn thương trong quá trình sinh nở của người mẹ, bệnh về não, chấn thương não.. thì vẫn có biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu tỉ lệ trẻ mắc bệnh.
Ngày đăng: 11-01-2017
2,278 lượt xem
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ
Động kinh là căn bệnh sinh ra do sự hỗn loạn của những tín hiệu điện trong hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh động kinh ở trẻ thường đa dạng và khó nhận biết do não bộ của trẻ còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tuy nhiên, hơn một nữa số ca bệnh động kinh ở trẻ chưa tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, động kinh còn đến từ những yếu tố thứ phát như:
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do bệnh viêm màng não, viêm các mô bao quanh não.
- Những rối loạn ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất bình thường của cơ thể.
- Những chấn thương khi sinh do mẹ khó sinh dẫn đến cạn ối, trẻ bị ngạt khiến tổn thương não vĩnh viễn và dẫn đến các sự xuất hiện của các cơn động kinh.
- Số cao dẫn đến co giật, triệu chứng này thường không kéo dài và sẽ chấm dứt khi trẻ hết sốt. Bên cạnh đó vẫn có trường hợp phát triển thành bệnh động kinh dạng lớn do cơn co giật xuất hiện liên tục.
Sốt cao co giật tái diễn nhiều lần cũng là nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ
-Nguyên nhân bệnh động kinh ở trẻ do di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà, bố hoặc mẹ mắc bệnh động kinh thì trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với những trẻ có tiền sử gia đình không có bệnh động kinh.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
Có thể phòng bệnh động kinh ở trẻ được không?
Bệnh động kinh ở trẻ là căn bệnh có diễn biến phức tạp, xuất hiện bất ngờ, ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro do tai nạn, do đó, việc phòng ngừa bệnh xuất hiện là biện pháp tốt nhất.
- Phòng ngừa chấn thương não khi sinh và khi trẻ lớn
Nguyên nhân thứ phát hàng đầu gây bệnh động kinh ở trẻ là chấn thương khi sinh do cạn nước ối, khó sinh dẫn đến em bé bị ngạt, thiếu oxi não dẫn đến bệnh động kinh. Do đó, trong quá trình thai nghén, các sản phụ nên khám thai định kì và trao đổi với bác sĩ về cách dự sinh tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Sau sinh, não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, do đó, chỉ cần va chạm nhẹ cũng khiến não bị tổn thương. Chính vì vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý tới trẻ giai đoạn này, đặc biệt là lúc trẻ tập đi, tránh để trẻ bị ngã nhiều lần.
- Tiêm phòng để tránh các bệnh tổn thương não như viêm màng não, viêm não Nhật Bản…Những bệnh lý này gây tổn thương não và để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, trong đó có bệnh động kinh. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh về não.
Nên cho trẻ tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh động kinh ở trẻ em
- Hạn chế để trẻ sốt cao co giật, tránh để lại di chứng là bệnh động kinh ở trẻ: Sốt cao co giật là hiện tượng phổ biến ở trẻ, tuy nhiên, không phải co giật là trẻ mắc động kinh. Nhưng cơn co giật xuất hiện nhiều lần khi sốt thì nguy cơ dẫn đến động kinh rất cao. Do vậy, ngay khi trẻ có biểu hiện sốt thì cha mẹ nên dùng biện pháp hạ sốt nhanh như dán hạ sốt, uống thuốc,..
Mặc dù động kinh là căn bệnh ‘’gọi ai nấy dạ’’, nhưng nếu biết cách thì cha mẹ vẫn có thể phòng ngừa bệnh động kinh ở trẻ nhỏ xuất hiện ở con mình.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn