Báo động những nguy hiểm nếu trẻ bị co giật do sốt cao

Co giật do sốt cao là một rối loạn co giật thường gặp nhất ở trẻ từ 6 tháng- 5 tuổi. Nhiệt độ xuất hiện co giật là từ 40 độ C trở lên. Nếu để sốt đến 41 độ C, gần 100% trẻ sẽ bị co giật. Cha mẹ nên lường trước những mối nguy hiểm có thể xảy ra do bị co giật để xử lý tình huống khi trẻ bị sốt cao.

Ngày đăng: 09-03-2017

2,860 lượt xem

Những mối nguy hiểm nếu bị co giật do sốt cao

Co giật do sốt cao là hiện tượng thường gặp ở trẻ

Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân dẫn đến sốt cao thường là do mọc răng, phát ban, viêm đường hô hấp trên. Khi nhiệt độ cơ thể lên trên 40 độ C thì khả năng xảy ra co giật do sốt cao là rất lớn. Nhìn chung, đây là loại co giật lành tính, hầu như không để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, không thể chủ quan trước hiện tượng này vì những lí do sau:

- Có thể gây ra các chấn thương gián tiếp sau đó như ngã khi đang co giật, chạm vào các vật dụng nhọn, chạm vào các vật dụng có nhiệt độ cao.

- Sặc và viêm đường hô hấp, xảy ra khi co giật xuất hiện lúc bạn đang cho bé bú hoặc uống sữa, uống thuốc.

- Gây ra hạ ngưỡng điện thần kinh kích thích. Nếu đã có co giật do sốt cao lần đầu thì những lần sau rất dễ xuất hiện. Không cần phải sốt cao mà chỉ cần sốt vừa cũng đã đủ gây ra cơn co giật liên hồi.

- Động kinh: Tỷ lệ trẻ bị bệnh động kinh từ co giật do sốt cao vào khoảng 5%. Khi đã bị động kinh thì bắt buộc phải điều trị, đồng thời sau đó trí tuệ của trẻ sẽ bị giảm ít nhiều.

Xử lý khi trẻ co giật do sốt cao

Theo BS Trần Văn Cường, bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, tỷ lệ tái phát cao đối với co giật do sốt cao đơn thuần và thay đổi theo tuổi khoảng 50% trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi đã có cơn co giật do sốt cao đơn thuần lần đầu tiên và khoảng 30% trẻ 12 tháng tuổi.

Vì vậy, việc xử trí co giật do sốt cao ở trẻ tại nhà đúng cách là hết sức quan trọng với bậc phụ huynh trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Hạ sốt nhanh chóng để phòng ngừa cơn co giật do sốt cao

Nếu không may trẻ bị co giật do sốt cao, cha mẹ nên sơ cứu như sau:

- Đặt trẻ nằm nghiêng sang phải để đờm nhớt dễ chảy ra ngoài, không gây tắc đường thở khi bé đang co giật.

- Dùng vật mềm đặt giữa 2 hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi.

- Cởi bỏ bớt quần áo trẻ khi trẻ đang sốt, dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên người trẻ vùng nách và bẹn nhiều lần để hạ nhiệt, đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn nếu có thể.

- Khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Những điều không nên làm khi trẻ đang co giật do sốt cao:

- Không được tìm cách ngăn cơn giật bằng cách hạn chế cử động của trẻ như bế, ôm, ghì chặt trẻ vào lòng.

- Không dùng vật cứng để ngáng miệng trẻ vì sợ trẻ sẽ cắn vào lưỡi, nhưng thực tế trẻ rất ít khi cắn vào lưỡi trong cơn co giật.

- Không nặn – vắt chanh hoặc cho bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ (kể cả thuốc hạ nhiệt) khi trẻ đang trong cơn giật vì có thể gây tắc nghẽn đường thở nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

- Không quấn trẻ quá kín, không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ.

- Không lau mát bằng nước đá hoặc bằng rượu vì có thể gây ngộ độc.

Tóm lại, bất kì bậc cha mẹ nào đang có con nhỏ đều phải thuộc nằm lòng những kiến thức cơ bản trên, vì hiện tượng co giật do sốt cao có thể xảy ra bất kì lúc nào nếu không chủ động phòng ngừa cho trẻ.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

 

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

                BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha