Tại Việt Nam, khái niệm về bệnh động kinh còn khá mơ hồ, nhiều người thường có cái nhìn kỳ thị với người mắc bệnh vì cho rằng họ bị tâm thần, điên loạn. Đặc biệt là với trẻ em, nếu bị kì thị dễ dấn đến phát triển lệch lạc tâm lý. Vậy nên, cha mẹ cần nắm bắt được các biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ em để điều trị kịp thời nếu con mình mắc bệnh
Ngày đăng: 18-12-2016
2,474 lượt xem
Biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ em phát triển theo từng giai đoạn:
Trẻ mắc bệnh động kinh sẽ có những biểu hiện bệnh tùy vào từng giai đoạn phát triển như:
Giai đoạn sơ sinh sẽ có những cơn động kinh lành tính, biểu hiện là cơn giật cơ ở tay hoặc chân từ bên này cơ thể sang bên đối diện, kéo dài khoảng 30 giây. Cơn co giật sơ sinh lành tính ít khi phát triển thành bệnh động kinh, tuy nhiên ở một số trẻ sẽ bị chậm nói, chậm phát triển về tâm lý.
Giai đoạn từ 1-2 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển nhanh nhất về nhận thức, những dấu hiệu bệnh động kinh lúc này cũng rõ ràng hơn, đặc trưng nhất là bệnh động kinh cơn lớn với biểu hiện nhợt nhạt, co giật toàn thân, khóc thét lên, mắt trợn, tím tái, chảy nước bọt ở, mất kiểm soát tiểu tiện. Nên điều trị sớm cho trẻ để hạn chế biến chứng nguy hiểm về sau.
Bệnh động kinh ở trẻ em ẩn chứa nhiều nguy cơ
Giai đoạn từ 3 tuổi trở đi: Nếu trẻ mắc bệnh động kinh thì giai đoạn này sẽ có nhiều dạng cụ thể nhất như động kinh vắng ý thức tạm thời, cơn động kinh cục bộ, cơn động kinh toàn thân, thể động kinh rolandic. Tiến triển của những dạng động kinh này tùy thuộc vào cơ địa của trẻ, có trường hợp sẽ chấm dứt hoàn toàn biểu hiện động kinh khi trẻ được 15 tuổi, nhưng 40% trẻ sẽ bị cơn động kinh dạng lớn hơn khi trưởng thành. Vậy nên, việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là vô cùng cần thiết.
Như vậy, có nhiều trường hợp biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ em chỉ xảy ra theo từng giai đoạn, mang tính nhất thời, có thể chữa khỏi nhưng có trẻ sẽ bị suốt đời.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
Tại sao biểu hiện bệnh động kinh thường xuất hiện ở trẻ em
Có hơn một nữa trường hợp bệnh động kinh ở trẻ em chưa tìm ra nguyên nhân, những trường hợp còn lại được xác định do các yếu tố sau gây nên:
►Yếu tố di truyền: Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh động kinh thì tỉ lệ sinh con ra mắc căn bệnh này rất cao, Động kinh do di truyền hay còn được gọi là động kinh vô căn.
►Yếu tố bẩm sinh: Thai nhi mắc di tật về não bộ, thần kinh khi còn trong bụng mẹ hoặc do bị chấn thương não trong quá trình chào đời.
►Nguyên nhân khách quan khác: Trẻ bị các bệnh như viêm màng não, u não không chữa trị dẫn đến tê liệt hệ thống thần kinh, rối loạn chức năng truyền phát tín hiệu. Ngoài ra, những tai nạn do trẻ bị ngã, bị vật cứng làm tổn thương não bộ cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh động kinh ở trẻ em.
Cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn nếu trẻ có biểu hiện bệnh động kinh
Như vậy, khi cha mẹ đã hiểu được nguyên nhân gây bệnh cũng như các dạng bệnh động kinh mà con mình có nguy cơ mắc phải thì việc điều trị sẽ thuận lợi hơn. Trẻ em mắc bệnh ngoài những lúc lên cơn thì vẫn như bao đứa trẻ bình thường khác, cần có nhu cầu học tập, vui chơi. Nhưng sự kì thị của xã hội đối với chúng là rào cản để trẻ hòa nhập với cuộc sống. Vậy nên, không riêng gì gia đình mà mọi người xung quanh phải có kiến thức về căn bệnh này để không có cái nhìn định kiến với trẻ
<< ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn