Đừng chủ quan trước triệu chứng báo hiệu bệnh Động kinh ở trẻ sơ sinh

Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh có tính chất khác so với trẻ lớn và người trưởng thành. Các dấu hiệu thường không rõ ràng vì bộ não của trẻ đang phát triển, nếu cha mẹ chủ quan không nhận ra để điều trị sớm cho trẻ sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh phát triển theo thời gian với mức độ nặng hơn.

Ngày đăng: 13-12-2016

3,123 lượt xem

Những dạng động kinh ở trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết

Ngay cả các chuyên gia cũng gặp khó khăn trong việc nhận ra cơn động kinh ở trẻ sơ sinh vì trẻ thường có những hành động như giật mình, nhăn mặt, miệng cử động. Tuy nhiên, trẻ mắc bệnh động kinh vẫn có những biểu hiện khác đi như các cơn co giật, cứng người lặp đi lặp lại ngay cả khi tỉnh táo hoặc khi ngủ, hoặc có hành vi không điển hình so với trẻ cùng tuổi.

Để phát hiện sớm cần cha mẹ phải luôn quan tâm trẻ, hoặc quay hình các dấu hiệu nghi ngờ để bác sĩ chuyên khoa phân tích.

Động kinh ở trẻ sơ sinh là căn bệnh rất phổ biến

Động kinh ở trẻ sơ sinh là căn bệnh rất phổ biến

Ngoài ra, cha mẹ nên biết một số dạng động kinh phổ biến ở trẻ sơ sinh như:

⇒Động kinh run giật(clonic): Trẻ mắc dạng này thường bị co giật hoặc co cứng một cánh tay hoặc cảng chân, có thể chuyển từ bên này sang bên kia.

⇒Co thắt ở trẻ sơ sinh: Em bé có thể uốn cong cơ thể về phía trước, cánh tay và chân co cứng, không thể duỗi thẳng, cơn co giật dạng này thường ảnh hưởng đến cả 2 bên cơ thể.

⇒Động kinh múa giật(Myoclonic) hay co giật cơ: Đầu em bé gật liên tục, toàn bộ phần cơ thể phía trên bị co giật về phía trước, chân co lên phía bụng.

⇒Co giật Tonic hay cơn co cứng: Cơ thể của bé sẽ cứng lại và mí mắt nhấp nháy.

⇒Cơn động kinh vắng ý thức tạm thời: Bé sẽ dừng lại hành động đang làm, không nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh, bé thường nhìn chằm chằm về một hướng hoặc di chuyển mắt và  đầu sang một bên. 

Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh có những hành vi bình thường nhưng dễ bị nhầm với cơn động kinh. Cụ thể như khi nghe một tiếng động lớn hoặc bị ánh sáng chói mắt, trẻ sẽ bị giật mình, người cứng lại, các ngón tay xòe rộng, hiện tượng này còn gọi là phản xạ moro, kéo dài đến khi trẻ được 3 tháng tuổi.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Phương pháp chuẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Đối với bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh, việc quan sát bằng mắt thường dễ dẫn đến chuẩn đoán sai bệnh, do đó, sử dụng những biện pháp khoa học hiện đại là rất cần thiết trong khám chữa bệnh. Các phương pháp thường được áp dụng để xác định bệnh bao gồm:

►Đo điện não đồ(EEG): não của bé liên tục sản xuất ra các tín hiệu điện. Trong phương pháp đo điện não, điện cực( đĩa kim loại phẳng) được gắn vào đầu trẻ, nhận tín hiệu điện từ não và ghi lại chúng trên máy đo điện não đồ.

EEG có thể cung cấp thông tin về hoạt động đang diễn ra trong não bộ của bé tại thời điểm thử nghiệm. Nếu các tín hiệu bất thường thì có cơ sở để khẳng định về bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh.

Đo điện não đồ thường được dùng để chuẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Đo điện não đồ thường được dùng để chuẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

►Quét CT (chụp cắt lớp vi tính), quét MRI (chụp cộng hưởng từ):

Hai phương pháp này giúp phát hiện những bất thường về cấu trúc vật lý của não bộ, hoặc những khu vực trong não bị tổn thương có thể gây ra bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh.

►Các xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được sử dụng để kiểm tra sức khỏe tổng quát của em bé, bên cạnh đó để tìm ra nguyên nhân cơn co giật không phải do động kinh mà do yếu tố khác như hạ đường huyết, tụt canxi Sau khi đã thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết như trên cha mẹ sẽ nhận được kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Tuy bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh không gây nhiều nguy hiểm như ở trẻ lớn, nhưng không phải là không để lại di chứng. Đây là dạng bệnh lý phức tạp, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi bệnh mới xuất hiện ở trẻ sơ sinh thì khả năng kiểm soát được bệnh là rất cao, ngăn ngừa bệnh tiến triển, ảnh hưởng đến tuổi thơ của bé.

<< ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha