3 thực đơn tham khảo khi chăm sóc trẻ mắc bệnh động kinh

Trẻ em là độ tuổi cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với những trẻ không may mắc bệnh động kinh thì cha mẹ cần phải lưu ý thực đơn hàng ngày của trẻ vì thực phẩm trẻ ăn có liên quan đến tần suất cơn động kinh xảy ra.

Ngày đăng: 29-03-2017

5,371 lượt xem

Nên cho trẻ mắc bệnh động kinh ăn thực phẩm nào?

Thực đơn hợp lý dành cho trẻ mắc bệnh động kinh sẽ có khoảng 90% calo được sử dụng được cung cấp từ thực phẩm giàu chất béo, protein, một phần nhỏ trái cây, rau củ, rất ít tinh bột và đường.

Các loại thực phẩm giàu chất béo cần tăng cường như: bơ, kem, dầu, Mayonnaise, phô mai kem, phô mai, xúc xích, trứng, thịt gà, thịt ba rọi (thịt ba chỉ), cá...

Thức ăn giàu carbohydrate nên hạn chế như tinh bột (mì ống, bánh mì, cơm gạo, ngũ cốc), rau, đậu, sữa, nước ngọt, thực phẩm ăn nhanh, bánh kẹo...vì tinh bột dễ gây kích thích cơn động kinh xảy ra. 

Chế độ ăn uống rất quan trọng với trẻ mắc bệnh động kinh

Canxi, vitamin và khoáng chất (không đường) cũng cần được bổ sung đầy đủ để hạn chế cơn co giật ở trẻ. Bạn có thể tham khảo 3 thực đơn sau dành cho trẻ mắc bệnh động kinh:

Bữa sáng:

- 1 quả trứng

- 1 hũ váng sữa

- ít nước cam

- 2 thìa bơ thực vật

Bữa trưa:

- Bơ thực vật

- Súp bí đỏ

- Phô mai

- Rau trộn sốt mayonnaise

- ½ quả táo

Bữa tối:

- 1 hũ váng sữa

- Thịt lợn ba rọi và ít cơm

- Dưa leo và cà chua trộn mayonnaise

- Kem tươi

Nhiều cha mẹ áp dụng chế độ ăn ketogenic cho trẻ có tốt không?

Chế độ ăn ketogenic (gọi tắt là chế độ ăn keto) là một chế độ ăn rất ít carbohydrate, giàu chất béo, tương tự như chế độ ăn low carb ở người muốn giảm cân. Việc áp dụng chế độ ăn này như một liệu pháp y thế thay thế cho thuốc đã được y học hiện đại sử dụng từ những năm 1920, nó chủ yếu được sử dụng cho trẻ bị động kinh không kiểm soát được bệnh vì phản ứng với thuốc.

Chế độ ketogenic tuy có lợi nhưng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro

Chế độ ăn này có thể gây một số tác dụng phụ như mất nước, táo bón, biến chứng do sỏi thận hoặc sỏi mật, viêm tụy (viêm tuyến tụy), giảm mật độ xương và các vấn đề về mắt. Do đó, các bậc phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra các chỉ số liên quan đến sức khỏe của con mình.

Trẻ động kinh thường được áp dụng chế độ ăn này trong thời gian khoảng hai năm. Lúc này, trẻ vẫn cần được theo dõi nghiêm ngặt qua những lần tái khám với những xét nghiệm chuyên biệt để đánh giá hiệu quả. Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ kiểm tra điện não đồ (EEG) kết hợp sổ ghi chép theo dõi tần số và mức độ cơn động kinh trong thời gian áp dụng chế độ ăn.

Việc dừng chế độ ăn này cần thực hiện từ từ theo thời gian, giảm dần các loại thực phẩm chất béo và tăng lượng carbohydrate. Sau đó, trẻ sẽ dần trở về chế độ ăn uống bình thường như trước đây.

Như vậy, có thể thấy những lợi ích và bất cập mà thực đơn dinh dưỡng mang lại với trẻ em mắc bệnh động kinh. Do đó, tốt nhất hãy tìm phương pháp điều trị hoàn toàn căn bệnh này ở trẻ để tránh biến chứng về sau.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha