4 điều không nên làm khi sơ cứu cho người bệnh giật kinh phong

Thông thường, khi thấy người bệnh xuất hiện cơn giật kinh phong sẽ có 2 trường hợp xảy ra là sợ hãi, không dám đến gần hoặc tò mò kéo đến quá đông xung quanh người bệnh mà ít người biết rằng cần phải giúp đỡ họ ngay lúc đó. Do vậy, trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sơ cứu người mắc giật kinh phong là điều hết sức cần thiết.

Ngày đăng: 18-01-2017

2,036 lượt xem

Biểu hiện đặc trưng của giật kinh phong

Giật kinh phong hay bệnh động kinh theo y học hiện đại là bệnh lý do rối loạn chức năng truyền tín hiệu điện trong não bộ. Giật kinh phong có biểu hiện đầy đủ của một cơn động kinh toàn thể dạng co cứng- co giật với các dấu hiệu sau:

►Bệnh nhân đột ngột hét lên rồi ngã xuống đất bất tỉnh, đây là giai đoạn co cứng kéo dài từ vài giây tới 3 phút, người bệnh ngừng thở và tím tái.

►Sau đó bắt đầu co giật nhanh các bắp thịt toàn thân, gồm cả mặt, hàm, lẫn chân tay, sùi bọt mép, trong nước miếng có thể có lẫn máu do cắn phải lưỡi, mất kiểm soát tiểu tiện. Về sau, cơn co giật chậm dần rồi ngừng lại, người bệnh nằm mê man bất tỉnh chừng 30-60 phút mới tỉnh lại, cơ thể mệt  mỏi, không nhớ chuyện gì đã xảy ra.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIẬT KINH PHONG/ĐỘNG KINH

Nên làm gì khi thấy có người xuất hiện triệu chứng giật kinh phong

- Chúng ta nên bình tĩnh đặt một vật mềm để gối đầu người bệnh, loại bỏ hết các vật sắc bén xung quanh. Nếu người bệnh cắn phải lưỡi thì nên dùng đũa hoặc thìa chèn vào giữa 2 hàm răng, tốt nhất là chèn lệch một bên giữa 2 hàm, đừng để chính giữa răng cửa. Để người bệnh khỏi hít ngược các chất dịch tiết ở miệng vào phổi, nên đặt họ nằm nghiêng. 

- Mở rộng cổ áo cho bệnh nhân dễ thở, giữ yên lặng và chờ cho cơn giật qua đi.  

Nắm được các quy tắc sơ cứu người bị giật động kinh là điều cần thiết

4 điều cần tránh khi sơ cứu người bị giật kinh phong 

- Không nên bối rối và lo lắng quá mức, vừa không giúp được người bệnh, thậm chí khi sơ cứu còn gây thêm nguy hiểm cho họ.

- Không nên tập trung quá đông xung quanh bệnh nhân mà nên để môi trường thông thoáng,

- Không nên kìm chặt hoặc đè ép người bệnh trong cơn co giật, vì như vậy dễ làm gãy xương các chi, không làm theo những cách dân gian như nặn chanh vào miệng chích máu ở đầu ngón tay hay cho uống thuốc vì dễ gây ngạt thở.

- Không nên cho người bệnh di chuyển ngay sau khi tỉnh dậy mà tốt nhất là để họ nằm nghỉ ngơi, đến khi thật tỉnh táo và hồi phục hoàn toàn mới nên cho di chuyển.

Tuyệt đối không nên tập trung đông xung quanh người bị giật kinh phong

Nếu bệnh nhân xuất hiện hết cơn co giật này tới cơn khác, giữa các cơn không thể tỉnh táo trở lại được thì nên đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Vì đây là một trạng thái rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, dễ bị đột tử không rõ nguyên nhân. Trong khi đưa người bệnh đi cấp cứu, chúng ta lưu ý nên đặt họ nằm nghiêng và dùng vật để ngáng miệng tránh tình trạng cắn phải lưỡi.

Như vậy, việc sơ cứu người bị giật kinh phong cũng hết sức quan trọng, nếu không nắm rõ nguyên tắc thì không những không giúp được người bệnh mà đôi khi còn vô tình gây ra những tai nạn đáng tiếc. 

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha