Nhiều người rất hoảng sợ khi chứng kiến một người lên cơn động kinh? Vậy chúng ta nên làm gì để giúp đỡ họ?
Ngày đăng: 29-04-2020
1,028 lượt xem
Những việc cần tránh khi gặp người lên cơn động kinh
Đừng cố gắng chèn vật cứng vào trong miệng người đang trong cơn động kinh
Cơn động kinh và sự thiếu hiểu biết của những người xung quanh càng đặt bệnh nhân động kinh vào thế nguy hiểm. Người bệnh khi co giật không nuốt lưỡi, mà hai hàm của họ cọ vào nhau với lực cắn rất mạnh và không thể kiểm soát. Tình trạng thực tế là hai hàm co giật, cọ vào nhau, răng nghiến lại, khi được kết hợp với viễn tưởng “nuốt lưỡi” sẽ dẫn đến hậu quả tàn khốc
Có trường hợp một người bệnh động kinh bị vỡ cả răng cửa khi lên cơn co giật do những người xung quanh sợ rằng anh này sẽ tự nuốt lưỡi mình nên cố gắng cạy miệng anh bằng dụng cụ mở nắp chai để chèn một cái thìa vào trong. Ngoài ra, đã có trường hợp người động kinh khi bị mất kiểm soát đã cắn đứt ngón tay của người đang cố gắng nạy mở hai hàm của họ.
Đừng cố ép người bị động kinh nằm yên
Hầu hết mọi người có cùng suy nghĩ về việc giữ cho người bị lên cơn động kinh nằm yên, không giãy giụa lung tung để tránh các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Dường như những người xung quanh cho rằng đó là điều tốt nhất mà họ giúp cho người bệnh. Đã có trường hợp người bệnh bị lên cơn động kinh và những người xung quanh cùng nhau nắm chặt tay chân nam bệnh nhân, ghì chặt người anh xuống sàn, chèn ép đến nỗi anh này phải vật lộn để thở, khiến bệnh nhân bị gãy xương, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Không phải ai cũng biết cách giúp đỡ bệnh nhân động kinh
Vậy khi thấy người bị co giật do động kinh thì cần làm gì?
Xin đừng hoảng loạn
Chứng kiến một người bị động kinh lên cơn co giật sẽ khiến người lần đầu tiên nhìn thấy vô cùng sợ hãi và hoảng loạn, nhưng điều cần làm là bạn nên bình tĩnh, không nên cố gắng gọi nhiều người tập trung xung quanh bệnh nhân. Tốt nhất là quan sát và chờ đợi cơn co giật đó chấm dứt. Hoặc một số cách sau có thể giúp ích:
Di dời người bệnh ra khỏi khu vực nguy hiểm
Người bị động kinh có thể ngã xuống một số kiểu địa hình khá nguy hiểm như nền đất sỏi đá, lọt xuống giữa các hàng ghế gỗ bất động. Họ bị co giật nên dễ bị thương khi ở tại những địa hình nguy hiểm. Có người bệnh quỵ xuống trong tư thế nằm sấp, và vì bị động kinh co giật mà không có ai giúp họ chuyển tư thế nằm ngửa lên nên người này đã bị một vết cắt dài trên mặt.
Nên gọi cấp cứu trong tình huống nguy hiểm đối với bệnh nhân động kinh
Đặt một thứ gì mềm lót dưới đầu của bệnh nhân: Bị co giật trên nền cứng có thể làm tổn thương vùng đầu của bệnh nhân. Vậy nên, bạn hãy tìm cho họ thứ gì mềm mại như gối, áo khoác hay chăn màn gấp gọn để tựa vào.
Xoay bệnh nhân nằm nghiêng
Một số bệnh nhân bị động kinh lên cơn co giật gặp tình trạng nôn ói hoặc sùi bọt mép. Hãy đặt họ nằm nghiêng để tránh chất lỏng hay bất cứ thứ gì kẹt trong khoang miệng thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn đường thở. Một số bệnh nhân cơ địa lưỡi dài, khi lên cơn động kinh co giật thì các cơ lưỡi bị thả lỏng, nếu nằm ngửa có thể bị nghẹn đường thở (trường hợp mà người ta thường nhầm lẫn và gọi là “nuốt lưỡi”). Trường hợp này thì nằm nghiêng cũng giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
Chỉ cần mọi người nhớ và thực hành đúng những điều cơ bản nêu trên thì không còn hoảng sợ và bối rối khi gặp người động kinh lên cơ co giật, đồng thời giúp bệnh nhân yên tâm hơn khi xã hội có cái nhìn đúng đắn về cơn co giật ở bệnh nhân động kinh.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
Gửi bình luận của bạn