Tiên lượng điều trị cho một bệnh nhân động kinh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ và giai đoạn của bệnh động kinh (bệnh động kinh mới phát hiện hay đã qua điều trị), thể trạng bệnh nhân có mắc các bệnh mãn tính khác kèm theo hay không và đáp ứng với điều trị.
Ngày đăng: 23-12-2017
1,473 lượt xem
1. Điều trị cơn động kinh lớn
Dùng một trong các loại thuốc chống động kinh sau:
- Acid Valproic (Valproat Natri), Carbamazepin, Phenytoin, Phenobarbital
2. Điều trị động kinh cơn nhỏ
Dùng một trong các loại thuốc chống động kinh sau:
- Ethosuximid, Acid Valproic (Valproat Natri), Phenobarbital
- Trong những trường hợp kháng những thuốc kể trên thì sử dụng Clonazepam hoặc Lamotrigin.
3. Điều trị trạng thái động kinh
Trạng thái động kinh là một cấp cứu nội khoa nguy hiểm
Trạng thái động kinh là một cấp cứu nội khoa, phải được điều trị ở khoa hồi sức cấp cứu. Điều thiết yếu là phải đảm bảo đường hô hấp luôn luôn thông suốt và thông khí hỗ trợ, vì chính những thuốc sử dụng trong điều trị cũng có thể có tác dụng ức chế hô hấp.
- Diazepam: 0,1 -0,2mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm (1 – 2mg/ phút), rồi sau đó đặt ống truyền dịch tĩnh mạch. Tác dụng không mong muốn: Suy giảm hô hấp (cần thiết phải có những phương tiện hỗ trợ hô hấp). Diazepam tiêm tĩnh mạch thường có hiệu quả, nhưng hoạt tính của thuốc ngắn, vì vậy cần phải tiếp tục cho thuốc.
- Phenytoin: Liều đầu tiên 15 – 20mg/kg theo đường tĩnh mạch với tốc độ 50mg/phút. Nếu hiệu quả tốt thì tiếp tục truyền tĩnh mạch 750mg trong 24h đầu, rồi tiếp tục 500mg trong ngày thứ 2 và 300mg trong ngày thứ 3.
- Nếu những biện pháp nói trên không hiệu quả trong 60 phút, thì nên gây mê toàn thân bằng Thiopental hoặc Propofol theo đường tĩnh mạch, với kiểm tra liên tục điện tâm đồ (ECG). Một số bác sĩ dùng Phenobarbital đường tĩnh mạch trước khi gây mê.
4. Điều trị động kinh cục bộ
Trong cơn động kinh cục bộ, điều trị giống như động kinh cơn lớn. Carbamazepin và Phenytoin cũng có hiệu quả với những cơn động kinh tâm thần - giác quan hoặc cơn động kinh cảm giác.
5. Những biện pháp khác
- Giải thích cho bệnh nhân hiểu bản chất của bệnh.
- Khuyên bệnh nhân không điều khiển phương tiện giao thông đường dài.
- Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích.
- Đảm bảo uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Ngừng điều trị động kinh trong phần lớn các trường hợp sau 2 - 3 năm không có cơn động kinh nữa, tuy nhiên nguy cơ tái phát là 30%.
Nếu không điều trị dứt điểm thì bệnh động kinh sẽ tái phát nặng hơn
6. Phụ nữ có thai và bệnh động kinh
Trong trường hợp đã biết từ trước bị bệnh động kinh thì phải hiệu chỉnh điều trị để kiểm soát những cơn động kinh toàn thể. Nguy cơ thai chết lưu trong tử cung và ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi cao hơn là nguy cơ sinh quái thai do thuốc động kinh gây ra.
7. Tư vấn di truyền
Bệnh động kinh nguyên phát ở người mẹ làm tăng lên gấp 2 - 3 lần nguy cơ dị tật ở con, tuy nhiên những dị tật này cũng nhẹ. Ngược lại nếu cả cha cả mẹ cùng bị động kinh thì không nên sinh con.
8. Phẫu thuật
Có chỉ định phẫu thuật trong trường hợp kháng thuốc và khi có tổn thương não khu trú được xác định chính xác.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn