Nên làm gì để phòng ngừa di chứng động kinh sau khi sốt cao co giật

Di chứng động kinh sau khi bị sốt cao co giật ở trẻ em là điều cha mẹ lo lắng nhất. Do đóm, hãy tìm mọi cách để hạn chế và phòng ngừa di chứng này xuất hiện ở trẻ, tránh những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Ngày đăng: 30-03-2017

1,787 lượt xem

Vì sao co giật do sốt cao dễ xảy ra động kinh?

Co giật do sốt cao là một rối loạn co giật thường gặp nhất ở trẻ từ 6 tháng- 5 tuổi. Nhiệt độ xuất hiện co giật là từ 40 độ C trở lên. Nếu để sốt đến 41 độ C, gần 100% trẻ sẽ bị co giật. Cha mẹ nên lường trước những mối nguy hiểm có thể xảy ra do bị co giật để xử lý tình huống khi trẻ bị sốt cao.

Sốt cao co giật dễ để lại di chứng là bệnh động kinh

Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân dẫn đến sốt cao thường là do mọc răng, phát ban, viêm đường hô hấp trên. Thực tế cho thấy co giật tái diễn nhiều lần sẽ không tốt cho trẻ. Bởi não bộ thường xuyên được sửa chữa và thích nghi, nếu các hành động được lặp đi lặp lại sẽ tạo thành phản ứng có điều kiện, cứ sốt là co giật hoặc co giật ngay cả khi không sốt, để lại di chứng động kinh sau này.

Các yếu tố nguy cơ cao để sốt cao co giật trở thành động kinh như: Trẻ co giật khi không sốt cao, khoảng thời gian từ khi sốt đến co giật ngắn. Lần co giật đầu tiên của trẻ ở xuất hiện khi trẻ ít hơn 15 tháng tuổi. Trong gia đình từng có người bị co giật khi sốt cao.

Xử lý khi trẻ co giật do sốt cao

Tỉ lệ sốt cao dẫn đến co giật chiếm 50% trường hợp khi bị sốt ở trẻ, do đó, xử trí co giật do sốt cao ở trẻ tại nhà đúng cách cũng như hạn chế sốt cao co giật là hết sức quan trọng với bậc phụ huynh.

Cha mẹ nên hạ sốt ngay khi trẻ xuất hiện triệu chứng sốt cao

Để hạn chế sốt cao co giật, cha mẹ nên hạ sốt ngay lập tức cho trẻ nếu nhiệt độ cơ thể trẻ lên 38 độ bằng cách chườm khăn, đắp chanh, và cho uống thuốc hạ sốt.

Để xử trí một trẻ bị co giật tại nhà, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh thực hiện tuần tự những điều sau đây:

– Đặt trẻ nằm nghiêng sang phải để đờm nhớt dễ chảy ra ngoài, không gây tắc đường thở khi bé đang co giật.

– Dùng vật mềm đặt giữa 2 hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi.

– Cởi bỏ bớt quần áo trẻ khi trẻ đang sốt, dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên người trẻ vùng nách và bẹn nhiều lần để hạ nhiệt, đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn nếu có thể.

– Khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Những điều không nên làm trẻ sốt cao co giật:

– Không nặn – vắt chanh hoặc cho bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ (kể cả thuốc hạ nhiệt) khi trẻ đang trong cơn giật vì có thể gây tắc nghẽn đường thở nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

– Không quấn trẻ quá kín, không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ.

– Không lau mát bằng nước đá hoặc bằng rượu vì có thể gây ngộ độc.

Như vậy, hiểu biết của cha mẹ trong vấn đề phòng ngừa di chứng động kinh sau sốt cao co giật rất quan trọng trong việc chăm sóc trẻ. Đừng để sự thiếu hiểu biết của mình ảnh hưởng đến tương lai sau này của con.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha