Có thể ngăn chặn và phòng ngừa cơ co giật và động kinh sau đột quỵ không?

Đột quỵ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cơn co giật và bệnh động kinh. Việc ngăn chặn và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ di chứng động kinh về sau.

Ngày đăng: 27-05-2022

584 lượt xem

Vì sao cơn co giật và động kinh thường xuất hiện sau cơn đột quỵ?

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não xảy ra khi máu, oxy lên não bị ngưng trệ đột ngột, có thể do xuất huyết nội sọ hoặc tắc nghẽn mạch máu não. Các tế bào thần kinh rất nhạy cảm với tình trạng thiếu dưỡng khí, chỉ sau 2-3 phút, chúng sẽ bắt đầu chết đi nếu không được cung cấp đủ oxy.

Quá trình phân hủy các tế bào thần kinh bị chết sản sinh rất nhiều chất thải chuyển hóa. Chất thải không được dọn dẹp ra ngoài mà tích tụ bên trong não, để lại các mô sẹo không phục hồi. Chính các mô sẹo này ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất qua màng tế bào, gây rối loạn hoạt động dẫn truyền thần kinh và giảm lượng glucose đưa vào tế bào.

Tế bào thần kinh bị “đói năng lượng” sẽ hạ thấp ngưỡng co giật. Kết quả là chỉ một kích thích nhỏ từ bên ngoài cũng có thể khiến cơn co giật dễ dàng xuất hiện.

Nguyên nhân của những cơn co giật, động kinh sau đột quỵ

Có hai loại đột quỵ khác nhau đó là do xuất huyết và thiếu máu cục bộ. Đột quỵ do xuất huyết có nguyên nhân là do mạch máu não bị vỡ, trong khi đó đột quỵ do thiếu máu cục bộ là do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não. Nhưng do dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì khi đột quỵ xảy ra đều khiến cho một nhóm các tế bào thần kinh bên trong não bộ bị thiếu hụt nghiêm trọng dưỡng khí khiến chúng bị hoại tử.

 Quá trình phân hủy các tế bào thần kinh này diễn ra sẽ hình thành nên những ổ viêm sản sinh ra rất nhiều “rác thải” và một trong số đó là các gốc tự do. Nếu những “rác thải” này không được dọn dẹp chúng sẽ ứ lại gây độc cho các tế bào lân cận càng khiến cho quá trình viêm diễn ra mạnh mẽ hơn, lan rộng vùng tổn thương. Ngay cả khi các ổ viêm bắt đầu liền lại thì cũng để lại những mô sẹo không phục hồi bên trong não bộ.

Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp gây ra chứng động kinh và co giật

 Mô sẹo, ổ viêm, sản phẩm thải của quá trình phân hủy các tế bào thần kinh bị chết là những yếu tố có thể làm thay đổi cấu trúc não bộ, ảnh hưởng đến các kênh ion và các chất dẫn truyền thần kinh (đặc biệt là chất dẫn truyền thần kinh ức chế – GABA) gây nên những rối loạn của hoạt động điện não. Hệ quả của quá trình này là sự xuất hiện của các cơn co giật và có thể là di chứng động kinh trong tương lai.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Động kinh và co giật sau  đột quỵ xuất hiện khi nào?

Co giật có thể khởi phát ngay sau khi đột quỵ xảy ra, nhưng cũng có thể là nhiều năm sau đó. Người ta thường phân thành hai nhóm: 

- Co giật xuất hiện sớm nếu nó xảy ra trong vòng 2 tuần tính từ khi cơn đột quỵ xảy ra. Trong những trường hợp khởi phát sớm thì có tới 45% xuất hiện hiện trong 24 giờ đầu tiên.

- Co giật xuất hiện muộn khởi phát sau 2 tuần tính từ khi cơn đột quỵ xảy ra (phổ biến nhất là trong vòng 6 -12 tháng).

Bệnh động kinh sẽ có khả năng tiến triển ở 1/3 trường hợp người bệnh khởi phát cơn co giật sớm sớm và 1/2 trường hợp khởi phát muộn. Mức độ nặng nhẹ của cơn đột quỵ không ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các cơn co giật. Điều đó có nghĩa rằng cho dù người bệnh bị đột quỵ nặng hay nhẹ, nguy cơ xuất hiện co giật, động kinh sau đó là không đổi.

Dấu hiệu nhận biết cơn co giật, động kinh sau đột quỵ

Những biểu hiện co giật và bệnh động kinh sau đột quỵ phổ biến nhất bao gồm:

- Cơn co cứng, co giật toàn than, cứng đờ hoặc rung giật ở một bộ phận của cơ thể chẳng hạn như chân, tay, lưỡi…

- Giật nhẹ cơ ở khóe miệng, má, nháy mắt liên tục, nhìn chằm chằm về phía trước

- Có những cảm giác lạ: miệng có vị kim loại, ngứa ran hoặc cảm giác như kiến bò trên người.

- Đột ngột chóng mặt, mệt mỏi, lú lẫn, mất ý thức tạm thời, ngất không rõ nguyên nhân, giật mình khi ngủ

Những biểu hiện trên thường chỉ kéo dài trong một vài phút nhưng một số người bệnh có thể lên tới 30 phút. Những trường hợp này cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt bởi vì người bệnh có thể xuất hiện hiện tượng co thắt khí quản gây ngạt thở và đe dọa tính mạng.

Co giật, động kinh sau đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại khoa tại bệnh viện Bispebjerg, Copenhagen, Đan Mạch đã chứng minh rằng những người có cơn co giật xuất hiện sớm trong vòng 48 giờ có nguy cơ tử vong (37.9%) cao hơn đáng kể so với những người không có cơn co giật (14.4%). Không có bằng chứng cho thấy cơn co giật xuất hiện muộn làm tăng nguy cơ tử vong sau đột quỵ, tuy nhiên nếu các cơn co giật xuất hiện nhiều lần thì nguy cơ phát triển bệnh động kinh sẽ rất cao từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh trong tương lai.

Làm sao để ngăn ngừa cơn động kinh sau đột quỵ

Sự kết hợp giữa việc thay đổi lối sống và các phương pháp điều trị động kinh có thể giúp ngăn ngừa cơn động kinh, co giật sau đột quỵ xảy ra.

Thay đổi lối sống

Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ động kinh:

- Uống đủ nước (1,5 - 2 lít/ngày)

- Tránh làm việc quá sức

- Duy trì cân nặng

- Ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng

- Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá

Việc điều trị sớm sẽ ngăn ngừa động kinh do đột quỵ

Phương pháp điều trị động kinh do đột quỵ

Bệnh động kinh do đột quỵ thường có thể được kiểm soát tốt bằng thuốc chống động kinh. Thuốc thường được dùng để kiểm soát cơn động kinh do đột quỵ là phenytoin (dilantin) và carbamazepine (tegretol).  

Nếu bạn bị động kinh sau đột quỵ, bạn không nhất thiết phải dùng thuốc chống động kinh trong suốt quãng đời còn lại. Một số người bị động kinh sau cơn đột quỵ có thể không bị co giật  sau khi uống thuốc chống động kinh.

Bạn nhất định phải uống thuốc chống động kinh nếu bị động kinh sau đột quỵ. Thuốc chống động kinh là cách an toàn và hiệu quả nhất để làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn động kinh và bảo vệ não của bạn không bị tổn hại thêm.

Việc điều chỉnh thuốc chống động kinh cho người bị đột quỵ có thể mất một thời gian. Vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi điều chỉnh lượng thuốc chống động kinh.  

Bạn không nên lái xe nếu bệnh động kinh của bạn chưa được kiểm soát tốt vì nó thể gây ra tai nạn nếu bạn lên cơn bất ngờ khi đang lái xe.

Một số người sẽ xuất hiện cơn aura (cơn động kinh với các dấu hiệu thoáng báo) hoặc cảm giác hưng phấn trước khi xảy ra cơn co giật. Các triệu chứng tiền co giật bao gồm thay đổi thị giác, thính giác và thay đổi nhận cảm mùi vị. Khi xuất hiện cơn aura người bệnh nên đến một nơi an toàn. Một số bác sỹ có thể khuyên dùng bệnh nhân dùng thuốc chống động kinh có tác dụng nhanh để ngăn ngừa sự tiến triển của động kinh khi cơn aura bắt đầu.

Với người đột quỵ bị co giật, động kinh thì việc sử dụng một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có tác dụng giúp ổn định hoạt động của các noron thần kinh và giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các cơn co giật. Rhynchophyllin trong cây Câu đằng là một trong những hoạt chất như vậy.

 Hiện nay, hoạt chất này cũng đã được chiết suất kết hợp với một số thành phần khác như An tức hương, GABA… để đưa vào công thức của một số sản phẩm thực phẩm chức năng. Người bệnh có thể kham khảo và sử dụng.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng một thiết bị giống như máy tạo nhịp cho não của bạn, gọi là máy kích thích dây thần kinh phế vị (VNS). VNS được vận hành bằng pin mà bác sĩ phẫu thuật gắn vào dây thần kinh số 10 (gọi tắt là dây thần kinh X hay dây phế vị) ở cổ của bạn. Nó phát ra dòng điện để kích thích thần kinh truyền tín hiệu lên cổ và vào não của bạn và giảm nguy cơ co giật.

Đột quỵ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cơn co giật và bệnh động kinh. Việc ngăn chặn co giật từ sớm và điều trị ngay khi nó xuất hiện sẽ giúp người bệnh hạn chế những tổn thương não bộ và giảm nguy cơ di chứng động kinh về sau.


ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha