Khi nào bệnh nhân động kinh có thể được chỉ định phẫu thuật?

Phẫu thuật điều trị bệnh động kinh là một dạng thủ thuật phức tạp, đòi hỏi tay nghề bác sỹ cao do đó, không phải bệnh nhân động kinh nào cũng được phẫu thuật điều trị bệnh.

Ngày đăng: 25-10-2023

87 lượt xem

Phẫu thuật động kinh là gì?

Phẫu thuật động kinh là một thủ thuật loại bỏ hoặc thay đổi một khu vực trong não nơi diễn ra cơn co giật. Phẫu thuật động kinh có hiệu quả nhất khi các cơn co giật luôn bắt nguồn từ một vị trí duy nhất trong não.

Đây không phải là lựa chọn điều trị đầu tiên với người bị động kinh. Tuy nhiên, nếu người bệnh kháng ít nhất hai loại thuốc chống động kinh thì sẽ được cân nhắc phẫu thuật và bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá điều kiện tham gia phẫu thuật của người bệnh

Vì sao bệnh động kinh cần phải phẫu thuật?

Mục tiêu của phẫu thuật động kinh là loại bỏ cơn động kinh hoặc hạn chế mức độ nghiêm trọng của chúng có hoặc không sử dụng thuốc. Không kiểm soát động kinh có thể dẫn đến một số biến chứng và rủi ro sức khỏe do cơn động kinh gây ra như: 

- Chấn thương vật lý trong cơn động kinh

- Đuối nước, nếu cơn động kinh xảy ra trong khi tắm hoặc bơi

- Trầm cảm và lo âu

- Suy giảm trí nhớ hoặc các kỹ năng tư duy khác

- Chậm phát triển ở trẻ em

- Đột tử trong trạng thái động kinh

Phẫu thuật điều trị bệnh động kinh là thủ thuật lớn và nguy hiểm trong y khoa

Những trường hợp có thể được chỉ định điều trị bệnh động kinh bằng phẫu thuật

Chỉ định phẩu thuật trong điều trị động kinh thường áp dụng cho các trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả, các cơn động kinh vẫn tiếp tục xuất hiện, thậm chí nhiều hơn thì người bệnh được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật nhằm loại bỏ vùng não bất thường, là nguyên nhân gây bệnh.

Phẫu thuật điều trị động kinh được chỉ định trong các trường hợp:

- Cơn động kinh bắt nguồn từ một vị trí nhỏ được xác định rõ ràng trong não.

- Vùng não bất thường không đảm nhận các vai trò quan trọng như lời nói, thị giác, chức năng vận động, ngôn ngữ….

Phẫu thuật có thể giúp chữa trị rất hiệu quả bệnh động kinh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm như có thể gây biến chứng ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng nhận thức của người bệnh.

Cần thực hiện những xét nghiệm nào trước khi phẫu thuật điều trị bệnh động kinh?

Điện não đồ cơ sở (EEG): Các điện cực được đặt trên da đầu để đo hoạt động điện do não tạo ra khi người bệnh không bị động kinh. Kết quả có thể chỉ ra khu vực não có thể bị ảnh hưởng.

Đo điện não đồ liên tục và giám sát video khi xảy ra các cơn động kinh. Để thực hiện, người bệnh sẽ giảm thuốc trị động kinh hoặc tạm thời ngừng uống để cơn động kinh xảy ra. Do đó, người bệnh sẽ được đưa vào bệnh viện để làm xét nghiệm này. Tương quan những thay đổi trong điện não đồ với chuyển động của cơ thể trong cơn động kinh giúp xác định chính xác khu vực não nơi sinh động kinh.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết, có thể xác định các tế bào bị hư hỏng, khối u hoặc các bất thường khác có thể gây động kinh.

Ngoài ra, người bệnh có thể được yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để khoanh vùng nguồn cơn động kinh và bản chất đặc thù của hoạt động não bất thường trước khi phẫu thuật điều trị bệnh động kinh, bao gồm: 

Điện não đồ xâm lấn: Nếu xét nghiệm điện não đồ không thể xác định vị trí gây ra cơn động kinh, công tác theo dõi có thể được thực hiện với các điện cực được đặt bằng phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật đặt lưới hoặc dải điện cực trên bề mặt não hoặc đặt điện cực sâu hơn trong não. Giám sát điện não đồ sẽ thực hiện khi người bệnh đã được gây mê.

Điện não đồ xâm lấn có giám sát video: Các điện cực được đặt vào não giúp ghi lại dữ liệu video và điện não đồ khi người bệnh tỉnh táo và không dùng thuốc chống động kinh.

Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET): có hoặc không có hoặc kết hợp với dữ liệu MRI – có thể giúp xác định nguồn cơn động kinh.

Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn (SPECT): giúp đo lưu lượng máu trong não trong cơn động kinh. Thông thường, lưu lượng máu cao hơn ở phần não nơi sinh động kinh.

Bệnh nhân cần thực hiện nhiều xét nghiệm cận lâm sàng trước khi phẫu thuật điều trị bệnh động kinh

Một số loại phẫu thuật phổ biến trong điều trị động kinh

Phẫu thuật cắt bỏ vùng não gây cơn co giật

Đây là phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh động kinh phổ biến nhất, phù hợp với những trường hợp vùng não khởi phát cơn co giật có kích thước nhỏ (bé hơn một quả bóng golf). Đó có thể là vị trí của các khối u, chấn thương não hoặc dị tật nằm trong các khu vực thùy thái dương, thùy trán, hoặc thùy chẩm. Trong đó, cắt bỏ một phần thùy thái dương thường đạt tỷ lệ thành công cao nhất, hiệu quả kiểm soát cơn lên tới 85%. 

Phẫu thuật bằng laser (LITT)

Phẫu thuật bằng laser là phương pháp ít xâm lấn, bác sĩ sẽ dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) để khoanh vùng não bộ bị tổn thương và dùng năng lượng tia laser để phá hủy một phần nhỏ các mô não. Phương pháp này thường được áp dụng với động kinh cục bộ kháng thuốc có những tổn thương nhỏ trên não như: động kinh do mô sẹo ở thùy thái dương,…

Phẫu thuật loại bỏ bán cầu não

Bác sĩ có thể loại bỏ toàn bộ bán cầu não hoặc chỉ ngắt kết nối của nó với hệ thần kinh. Hiệu quả có thể đạt trên 80%, tuy nhiên hầu như chỉ sử dụng ở trẻ nhỏ bị co giật, động kinh bắt nguồn từ nhiều vị trí khác nhau trên một bán cầu não. Phẫu thuật loại bỏ bán cầu não giúp 80% người bệnh kiểm soát cơn động kinh

Phẫu thuật ngắt kết nối thần kinh

Áp dụng với người bệnh động kinh toàn thể nghiêm trọng, phương pháp này không giúp ngăn chặn cơn co giật mà chỉ làm giảm mức độ cơn bằng cách cắt các sợi dây thần kinh nối giữa hai bên bán cầu não để ngăn chặn sự lan truyền của các tín hiệu điện.

Phẫu thuật cắt bỏ nhiều vùng dưới da (MST)

Phương pháp này rất hiếm gặp, chỉ áp dụng trên những người bệnh có cơn co giật kéo dài, mức độ nặng, lặp lại nhiều lần và không thể loại bỏ vùng não bộ bị tổn thương một cách an toàn. Bác sĩ sẽ mở hộp sọ và thực hiện một loạt các vết cắt nông ngay bên dưới lớp màng mỏng bao quanh bề mặt não. Điều này sẽ làm gián đoạn sự lây lan của các tín hiệu điện trong não bộ và ngăn chặn cơn co giật.

Các rủi ro thường gặp trong phẫu thuật điều trị động kinh

Mặc dù phẫu thuật điều trị bệnh động kinh có thể đem lại những lợi ích tiềm năng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhưng nó cũng liên quan đến những rủi ro nghiêm trọng chẳng hạn như:

- Suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ của ngưởi bệnh như nói, đọc, viết…

- Suy giảm hoặc mất thị lực vĩnh viễn.

- Đau đầu liên tục, đột quỵ não.

- Rối loạn cảm xúc, vui buồn thất thường, trầm cảm.

- Liệt một phần hoặc toàn thân.

- Co giật nhiều hơn.

Thực tế, mỗi loại phẫu thuật khác nhau sẽ liên quan đến các rủi ro khác nhau. Ví dụ như: phẫu thuật cắt bán cầu não có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn hoặc chuyển động của người bệnh. Loại bỏ một thùy cụ thể có thể gây ra vấn đề về ngôn ngữ hoặc trí nhớ. Trong khi đó phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn phần dây thần kinh kết nối giữa hai bán cầu não có thể khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha