Giật kinh phong là tên gọi của bệnh động kinh theo dân gian, ở mỗi độ tuổi sẽ có những biểu hiện bệnh giật kinh phong khác nhau, trong đó, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc căn bệnh này.
Ngày đăng: 16-11-2017
1,661 lượt xem
Biểu hiện của bệnh giật kinh phong ở trẻ em theo từng độ tuổi
- Giai đoạn sơ sinh sẽ có những biểu hiện bệnh giật kinh phong lành tính, biểu hiện là cơn giật cơ ở tay hoặc chân từ bên này cơ thể sang bên đối diện, kéo dài khoảng 30 giây. Cơn co giật sơ sinh lành tính ít khi phát triển nặng hơn, tuy nhiên ở một số trẻ sẽ bị chậm nói, chậm phát triển về tâm lý.
- Giai đoạn từ 1-2 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển nhanh nhất về nhận thức, những biểu hiện bệnh giật kinh phong lúc này cũng rõ ràng hơn, đặc trưng nhất là dạng co giật cơn lớn với dấu hiệu nhợt nhạt, co giật toàn thân, khóc thét lên, mắt trợn, tím tái, chảy nước bọt ở, mất kiểm soát tiểu tiện. Nên điều trị sớm cho trẻ để hạn chế biến chứng nguy hiểm về sau.
Bệnh giật kinh phong xuất hiện ở nhiều lứa tuổi trong đó có trẻ em
- Giai đoạn từ 3 tuổi trở đi sẽ có nhiều dạng cụ thể nhất như vắng ý thức tạm thời, cơn cục bộ, cơn toàn thân. Tiến triển của những dạng này tùy thuộc vào cơ địa của trẻ, có trường hợp sẽ chấm dứt hoàn toàn khi trẻ được 15 tuổi, nhưng 40% trẻ sẽ tái phát khi trưởng thành. Vậy nên, việc phát hiện và điều trị bệnh giật kinh phong kịp thời là vô cùng cần thiết.
Lưu ý về chế độ ăn uống khi mắc bệnh giật kinh phong là gì?
1. Nên ăn những thực phẩm giàu canxi và protein như:, cua, cá, lòng đỏ trứng, nấm, sữa bò, thịt nạc, gan động vật, nhằm kích thích hệ thần kinh, có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị giật kinh phong.
2. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi như rau dền, rau đay, mồng tơi, bưởi, cam, quýt, các loại hạt như gạo lức, bánh mì đen, Đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin B, C, K, ...sẽ giúp cho quá trình chuyển hóa protein, đồng thời kích thích cho tế bào não hưng phấn.
3. Hạn chế ăn mặn, chất cay nóng, chất kích vì sẽ làm cho phụ tải tại não bị tăng lên, dẫn đến nguy cơ bệnh phát triển nặng hơn
4. Hạn chế thực phẩm Gluten có nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen và một vài loại ngũ cốc khác đề làm mì ống, bánh mì, bột ngũ cốc, nước sốt đóng hộp, đồ ăn chay, vì chất này khiến cơn co giật nặng hơn và thường xuyên hơn.
Ăn những thực phẩm giàu gluten khiến bệnh giật kinh phong nặng hơn
Lưu ý về việc dùng thuốc điều trị bệnh giật kinh phong là gì?
1. Nên đến cơ sở y tế để được thăm khám cẩn thận trước khi quyết định áp dụng phuowg pháp nào để chữa giật kinh phong.
2. Nếu dùng thuốc tây điều trị thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng, phản ứng phụ của thuốc để tránh biến chứng không mong muốn. Nếu người bệnh bỏ lỡ 1 liều thuốc thì tuyệt đối không bao giờ nên tăng gấp đôi vào lần uống tiếp theo. Không nên ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì như vậy sẽ dẫn đến xuất hiện nhiều cơn kinh phong với mức độ nặng hơn.
3. Nếu áp dụng phương pháp đông y để điều trị bệnh thì tuyệt đối nên kiên trì theo phác đồ mà thầy thuốc đã đưa ra, kiêng khem đúng theo hướng dẫn cũng như không tự ý kết hợp đông tây y vì như vậy sẽ dẫn rất nguy hiểm cho người bệnh.
Giật kinh phong là căn bệnh khó chữa, tuy nhiên không phải là không có biện pháp để chữa khỏi hoàn toàn. Điều quan trọng là người bệnh nên phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng như tuân thủ theo những điều lưu ý như bài viết đã nêu trên thì sẽ được kết quả như mong muốn.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH GIẬT KINH PHONG
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn