Sốt cao gây ra co giật không phải là tình trạng hiếm, tuy nhiên, nếu cơn co giật tái phát nhiều lần dễ trở thành di chứng động kinh rất khó kiểm soát.
Ngày đăng: 08-06-2019
1,060 lượt xem
Di chứng động kinh do cơn sốt cao co giật
Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây được công bố đã chỉ ra rằng 2 – 5% trẻ sốt cao co giật có thể tiến triển thành động kinh. Nguy cơ này có thể tăng lên 2.5 lần nếu kèo theo một số yếu tố như:
- Xuất hiện trước 12 tháng tuổi.
- Cơn co giật kéo dài trên 5 phút, tái diễn nhiều lần.
- Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh động kinh.
- Xuất hiện những cơn sốt cao ngắn (<1 giờ) trước khi co giật xảy ra.
- Trẻ bẩm sinh có cấu trúc não bất thường hoặc mắc chứng chậm phát triển.
- Trẻ bị sốt do viêm não, viêm màng não…
Động kinh là di chứng nguy hiểm nhất do cơn sốt cao co giật gây ra
Một số di chứng khác do cơn sốt cao co giật gây ra
Tổn thương não bộ
Cơn co giật xảy ra là do sự phóng điện đột ngột, liên tục của các nơron thần kinh, vậy nên khi tái diễn nhiều lần chúng có thể gây hại tới các tế bào não, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ, ngôn ngữ, các giác quan và có thể gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.
Tai nạn bất ngờ
Cơn co giật xảy ra đột ngột sẽ khiến trẻ bị tai nạn bất ngờ, ngất ở những nơi nguy hiểm như cạnh giường, cạnh ghế, cầu thang,… và gặp chấn thương tay, chân, thậm chí là thương tổn não bộ.
Ảnh hưởng tâm lý của trẻ
Việc xuất hiện một cơn sốt cao co giật có thể sẽ gây tâm lý lo lắng, sợ hãi cho trẻ. Thậm chí co giật nhiều khiến trẻ cảm thấy tự ti trước mọi người, hay nổi cáu và có thể tự làm tổn thương bản thân.
Tăng động giảm chú ý
Nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia cho thấy, những trẻ có tiền sử sốt cao co giật có nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý cao hơn trẻ bình thường 2.5 lần.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu của sốt, cha mẹ nên:
- Cho trẻ nằm ở những nơi thông thoáng, không có gió lùa, không đắp quá nhiều chăn và hạn chế quá nhiều người vây quanh. Nên theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên.Cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol khi thân nhiệt từ 38.5 độ C trở lên. Nếu trẻ có tiền sử sốt co giật thì nên uống thuốc ngay khi thân nhiệt từ 37.7 độ C.
- Chỉ nên mặc những bộ đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Dùng khăn ấm chườm khắp các vùng nách, bẹn, lưng,… lau cho đến khi thân nhiệt hạ xuống, cho trẻ uống nhiều nước.
Cha mẹ phải xử trí đúng cách khi trẻ bị sốt cao để hạn chế cơn co giật
Khi thấy trẻ có cơn co giật, cha mẹ nên giữ bình tĩnh và thực hiện một số hướng dẫn sau:
- Loại bỏ tất cả các vật cứng, sắc nhọn xung quanh để tránh gây tổn thương đến trẻ
- Không cho tay, hay bất cứ vật cứng nào vào miệng trẻ, không kìm kẹp, giữ chặt trẻ bởi điều này có thể khiến trẻ bị tổn thương.
- Đặt trẻ nghiêng sang 1 bên để đờm dãi, chất nôn chảy ra ngoài tránh tình trạng sặc, khó thở.
- Nếu cơn co giật kéo dài quá 5 phút bạn nên cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được hổ trợ cấp cứu.
Ngoài ra, nếu trẻ đã bị biến chứng động kinh do sốt cao co giật, cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ dùng các vị thuốc thảo dược từ Đông y nhằm ổn định hoạt động điện não bộ, ức chế sự hưng phấn của hệ thần kinh trung ương, bảo vệ các tế bào não, hạn chế biến chứng nguy hiểm do bệnh động kinh.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
Gửi bình luận của bạn