Làm thế nào để giúp trẻ sống chung với bệnh động kinh

Trẻ bị động kinh có thể sống chung với bệnh nếu được chăm sóc và điều trị hợp lý.

Ngày đăng: 10-09-2024

11 lượt xem

Bệnh động kinh ở trẻ em là bệnh gì?

Bệnh động kinh còn được biết đến trong dân gian với tên gọi kinh phong, kinh giật, phong xù, với tỉ lệ mắc bệnh chiếm 0.5 - 0.7% dân số. Đây là bệnh lý thần kinh mạn tính có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ bị động kinh chiếm một số lượng lớn tại các phòng khám chuyên khoa nhi thần kinh.

Động kinh xảy ra thành cơn do sự phóng điện kịch phát đột ngột và đồng bộ của các tế bào thần kinh ở vỏ não, gây nên sự rối loạn chức năng của não về ý thức, vận động, thần kinh thực vật, tâm thần, cảm giác, giác quan. Bệnh động kinh ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, làm trở ngại đến học tập, làm việc sau này. Trẻ bị bệnh động kinh có thể bị ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng và tương lai nếu không xử trí đúng và kịp thời.

Trẻ mắc bệnh động kinh có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng và tương lai

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em

Biểu hiện của cơn động kinh là có tính chất cơn, xảy ra đột ngột, kèm các triệu chứng như co cứng và/hoặc co giật, mất trương lực, tăng tiết nước bọt, đái dầm,... Hoặc biểu hiện rối loạn cảm giác (cảm giác kiến bò, kim châm, nhìn mờ,...), rối loạn tâm thần (lo lắng, sợ hãi, chậm phát triển tinh thần, rối loạn hành vi...).

Cơn khởi phát cục bộ

Được định nghĩa là “khởi đầu từ một vị trí ở một bên bán cầu". Khi gặp loại động kinh này trẻ có những cử động không chủ ý hoặc cứng lại ở một phần cơ thể, trẻ vẫn có ý thức hoặc mất ý thức. Trước khi diễn ra cơn động kinh co giật trẻ thường có một số thay đổi về thính giác, thị giác hoặc khứu giác.

Cơn khởi phát toàn thể

-  Cơn co giật toàn thể: biểu hiện khởi đầu, tiếp diễn và kết thúc bằng các cử động giật có nhịp của các chi ở hai bên cơ thể và có thể liên quan đầu, cổ, mặt và thân. Thường xảy ra ở trẻ nhũ nhi..

- Cơn co cứng toàn thể: biểu hiện co cứng cơ hai bên thường kèm co cứng cổ. Phân loại cơn này khi theo sau co cứng không có cử động co giật.

- Cơn co cứng - co giật: bao gồm cơn co cứng và theo sau là cơn co giật với giật cơ toàn thân với cường độ và tần suất tăng dần, sau đó giảm dần.

- Cơn giật cơ toàn thể: biểu hiện bằng những cử động giật cơ ngắn, không nhịp nhàng, thường xuất hiện hai bên. Trẻ không mất ý thức trong cơn..

- Cơn mất trương lực: nghĩa là mất trương lực cơ đột ngột. Khi chân mất trương lực trong cơn mất trương lực toàn thể, trẻ sẽ té đập mông xuống hoặc té ra trước đập gối và mặt xuống sàn. Hồi phục chỉ trong vài giây.

- Cơn động kinh co thắt ở trẻ: biểu hiện của cơn là đột ngột gập, duỗi, hoặc gập duỗi của cơ trục và gốc chi là chủ yếu. Chúng thường xuất hiện thành cụm cơn và hay gặp nhất ở trẻ nhũ nhi.

- Cơn vắng ý thức: biểu hiện bằng sự ngưng đột ngột hoạt động đang làm và ý thức của trẻ. Cơn khởi đầu và kết thúc đột ngột và trẻ có thể có ít cử động tự động như chớp mắt, chép miệng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ

Khoảng 40% bệnh động kinh ở trẻ em không rõ nguyên nhân và được cho là do yếu tố di truyền. Bệnh động kinh được cho là phổ biến hơn ở những người có thành viên trong gia đình cũng mắc bệnh động kinh. 

Một số nguyên nhân gây bệnh động kinh còn lại được cho là do tổn thương não bởi một trong các yếu tố sau:

-  Chấn thương đầu

- Nhiễm trùng thần kinh: viêm não, viêm màng não do vi khuẩn/ virus, …

- Dị tật trước khi sinh: sự phát triển bất thường của não hoặc thiếu oxy trước khi sinh có thể dẫn đến tổn thương não. Mẹ bị chấn thương, ngộ độc thuốc khi mang thai, …

- Sốt cao: Bệnh động kinh ở trẻ có thể xuất hiện ở trẻ bị sốt cao nhiều lần.

Cách sơ cứu khi trẻ lên cơn động kinh?

Cơn động kinh ở trẻ thường xảy ra đột ngột, khó lường khiến trẻ cắn vào lưỡi, ngạt thở, ngã,... thậm chí có thể dẫn đến hôn mê, đe dọa tính mạng của trẻ. Khi thấy trẻ có biểu hiện co giật hay các dấu hiệu khác của động kinh, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh và có xử trí đúng đắn, kịp thời để hạn chế tối đa các thương tổn do co giật gây ra.

- Cần đặt trẻ nghiêng sang trái ở nơi an toàn, lau sạch nước bọt, đờm  dãi, chất nôn (nếu có).

- Nới rộng quần áo để trẻ dễ thở hơn. Tạo không gian thoáng khí, tránh tập trung quá đông người.

- Lót chăn hoặc gối dưới đầu trẻ để giảm chấn thương khi co giật. Di chuyển các đồ vật xung quanh có thể gây sang chấn cho trẻ như bàn ghế, vật dụng sắc nhọn.

- Theo dõi thời gian cơn động kinh, thường trẻ sẽ hết động kinh sau khoảng 2 - 4 phút. Sau khi trẻ qua khỏi cơn động kinh, luôn có người ở bên cạnh trẻ để đề phòng các hành vi vô ý thức, lú lẫn có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Một số điều cần tránh khi trẻ lên cơn động kinh:

- Không đưa bất kỳ đồ vật nào vào miệng trẻ.

- Không được nhỏ chanh hay cho trẻ ăn, uống bất cứ loại thức ăn nào khi trẻ chưa tỉnh táo hoàn toàn.

- Không đè giữ, kìm chặt hay cố gắng khống chế cử động của trẻ.

- Không di chuyển trẻ trong cơn co giật.

Những cơn động kinh ngắn có thể tự hết sau vài phút. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như: Cơn co giật lần đầu chưa rõ nguyên nhân, cơn động kinh kéo dài, động kinh tái diễn ngay sau cơn đầu tiên, trẻ có biểu hiện khó thở, suy hô hấp, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh để lại hệ lụy nghiêm trọng.

Một số điều cần lưu ý trong lúc trẻ lên động kinh

Cách giúp trẻ sống chung với bệnh động kinh

Phụ huynh có thể giúp trẻ sống chung với bệnh động kinh hiệu quả theo những cách dưới đây:

-  Tìm hiểu về bệnh động kinh càng nhiều càng tốt, đặc biệt là loại bệnh cụ thể mà trẻ mắc phải.

- Nói chuyện với bác sĩ trước khi cho trẻ uống những loại thuốc có thể tương tác với thuốc điều trị động kinh.

- Khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc và phát triển những thói quen lành mạnh.

- Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra định kỳ.

- Đảm bảo trẻ đội mũ bảo hiểm khi chơi các môn thể thao có nguy cơ chấn thương đầu cao.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Hệ lụy của bệnh động kinh nếu không được kiểm soát

Bệnh động kinh ở trẻ em có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị đúng.

- Bệnh nhân động kinh có thể trở nên dễ cáu gắt, giận dữ, ích kỷ nếu kéo dài có thể sa sút tâm thần.

- Ảnh hưởng học tập, trí tuệ: Trẻ lên cơn động kinh làm ảnh hưởng đến việc học tập, lâu dần khiến trẻ học hành sa sút, giảm trí tuệ.

- Ảnh hướng đến sinh hoạt hàng ngày: Động kinh còn khiến trẻ kiểm soát hành động kém, hạn chế giao tiếp xã hội,... điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Động kinh khởi phát khi trẻ đang vui chơi có thể gây ra các tai nạn đuối nước, bỏng,... đe dọa tính mạng. Động kinh kéo dài đến độ tuổi lao động có thể gây nguy hiểm đối với những người làm người làm nghề trên cao, làm việc dưới nước,...

 - Suy hô hấp: Trẻ lên những cơn co giật kéo dài nếu không được kiểm soát và điều trị đúng có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não,... và có thể diễn tiến nặng đến tử vong, mặc dù rất hiếm. Nguy cơ tử vong ở trẻ động kinh tăng lên khi: cơn động kinh kéo dài hơn 60 phút, chấn thương hoặc ngạt nước trong cơn động kinh.

Điều trị bệnh động kinh cho trẻ em bằng đông y

Động kinh là một loại bệnh thần kinh thường gặp và khó trị, trong đó trẻ em là đối tượng mắc căn bệnh này nhiều nhất trong số những người bệnh động kinh. Triệu chứng ban đầu của bệnh động kinh ở trẻ em thường không rõ ràng và khó phát hiện như với người lớn. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và thể chất của trẻ.

Tham khảo điều trị bệnh Động kinh ở trẻ em bằng Đông y an toàn và hiệu quả

Theo đông y, bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây ra như di truyền, té ngã dẫn đến chấn thương não bộ, khí nghịch, đàm ủng trệ làm tắc các khiếu, hoả viêm gây ra chứng hôn mê co giật. Vậy nên, để chữa bệnh động kinh ở trẻ em cần điều trị các thể bệnh gây ra động kinh dồn ứ trong cơ thể. Ngoài ra, còn rất nhiều thể bệnh gây ra động kinh trong quan niệm của đông y mà cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được thầy thuốc tư vấn kĩ hơn về cách chữa bệnh động kinh ở trẻ em cho phù hợp nhất.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 20, đường số 2, khu đô thị JAMONA Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha