Trạng thái động kinh là gì và nguy hiểm như thế nào đối với bệnh nhân động kinh?

Trạng thái động kinh là một tình trạng bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh động kinh nếu không được chữa trị kịp thời.

Ngày đăng: 28-08-2024

24 lượt xem

Trạng thái động kinh là gì?

Trạng thái động kinh là hiện tượng lặp lại của các cơn động kinh sau một khoảng thời gian ngắn, giữa các cơn động kinh có biến đổi ý thức hoặc có các triệu chứng thần kinh nói lên tình trạng tổn thương tế bào thần kinh vỏ não do các phóng điện trong cơn động kinh gây ra.

Khi xuất hiện các trạng thái động kinh sau cần đưa người bị động kinh đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời:

- Cơn co giật kéo dài trên 5 phút.

- Có 3 cơn giật trong vòng 1 giờ.

- 30 phút liên tục không có khoảng tỉnh đối với các cơn động kinh.

Trạng thái động kinh là tình trạng nguy hiểm ở bệnh nhân động kinh

Nhận biết trạng thái động kinh qua các triệu chứng nào?

Trạng thái động kinh chính là các cơn động kinh kéo dài hoặc xảy ra liên tiếp. Do vậy, dấu hiệu để nhận biết trạng thái động kinh cũng chính là dấu hiệu nhận biết cơn động kinh (chỉ khác nhau về thời gian cơn động kinh xuất hiện). Các dấu hiệu này bao gồm:

- Cảm giác khó tả, bị tê bì một vùng nào đó trên cơ thể

- Thị giác bị thay đổi, nhìn thấy hình ảnh có ánh sáng nhấp nháy đặc trưng, bị ảo giác.

- Ngửi thấy mùi lạ, trong miệng xuất hiện vị lạ như kim loại

- Cảm giác khó tả ở vùng thượng vị của dạ dày

- Co giật toàn thân hay một phần của cơ thể.

Nguyên nhân và các yếu tố thường gặp gây ra bệnh động kinh

- Yếu tố di truyền: Theo các nhà khoa học, một số loại động kinh có sự liên kết với các gen cụ thể. Tuy nhiên, những gen này chỉ là yếu tố khiến người bệnh nhạy cảm hơn khi bị tác động bởi môi trường có thể gây ra những cơn động kinh. Nói một cách khác, gen chỉ là yếu tố có thể tác động chứ không phải yếu tố quyết định và chắc chắn gây bệnh động kinh.

- Chấn thương sọ não: Những tai nạn nghiêm trọng khiến vùng não liên quan bị chấn thương chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh động kinh.

- Những bệnh gây tổn thương não: Trường hợp xuất hiện những khối u trong não hoặc người từng bị đột quỵ có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh. Tổn thương não sẽ gây rối loạn hệ thần kinh trung ương, khiến hoạt động não có nhiều thay đổi và tăng nguy cơ bị động kinh.

- Chấn thương trước khi sinh: Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt, rất nhạy cảm với những tổn thương ở não. Trong trường hợp mẹ bị nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng, em bé sinh ra có nguy cơ tổn thương não, … dẫn đến chứng động kinh ở trẻ sơ sinh. Với trẻ nhỏ, ngay cả khi sốt cao, co giật kéo dài cũng dễ tiến triển thành bệnh động kinh.

- Một số bệnh khác: chứng tự kỷ, rối loạn điện giải, ngộ độc CO2, thiếu O2,  bệnh Alzheimer, bệnh sán dây thần kinh, cấu trúc bất thường trong não không rõ nguyên nhân,… cũng được cho là yếu tố có thể gây bệnh động kinh.

Ngoài ra, thói quen lạm dụng các loại thuốc chống trầm cảm, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy cũng là một trong những nguyên nhân hay và yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới bệnh động kinh.

Tiên lượng và biến chứng của trạng thái động kinh

Tiên lượng trạng thái động kinh:

Tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân động kinh lần đầu xuất hiện trạng thái động kinh khoảng 20%, thay đổi tùy theo nguyên nhân khởi phát. Nguyên nhân tử vong liên quan chủ yếu đến những rối loạn do tình trạng co giật cơ kéo dài như: tiêu cơ vân, toan lactic, viêm phổi do hít, suy hô hấp,...

Khoảng 30% các bệnh nhân có trạng thái động kinh tái diễn trong vòng 10 năm. Do vậy việc quản lý điều trị trạng thái động kinh đối với người bệnh bị động kinh là rất quan trọng

Nhóm bệnh nhân có trạng thái động kinh do tổn thương cấu trúc não cấp tính tỷ lệ tử vong cao hơn so với các nhóm khác. Nguy cơ tái phát co giật gặp ở 1/3 số bệnh nhân bị động kinh và 10% bệnh nhân có những di chứng thần kinh.

Trạng thái động kinh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Biến chứng của trạng thái động kinh:

Khi có cơn co giật động kinh kéo dài trên 30 phút có thể gây ra nhiều hậu quả như: 

- Thiếu ôxy não và các cơ quan.

- Biến chứng tim mạch: mạch nhanh, chậm, dừng tim, cao HA, suy tim, Shock tim.

- Suy hô hấp: thở chậm, ngừng thở, nhịp thở Cheyne - Stokes, thở nhanh, phù phổi, toan hô hấp, tím.

- Suy thận: đái ít, hoại tử cầu thận cấp tính do tiêu cơ vân cấp.

- Rối loạn thần kinh thực vật: nôn, ra nhiều mồ hôi, tăng tiết nước bọt.

- Rối loạn chuyển hoá: toan chuyển hoá, thiếu ôxy, tăng Kali, natri, giảm đường, suy thận mất nước, bệnh tụy cấp.

- Có thể gây tử vong

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Các phương pháp điều trị trạng thái động kinh

Trạng thái động kinh có thể khiến người bệnh tử vong trong thời gian ngắn, hoặc nếu điều trị muộn sẽ để lại những di chứng nặng nề bên trong não bộ.

- Trong trường hợp co giật không ngừng hoặc người bệnh có nguy cơ suy hô hấp, người bệnh động kinh sẽ được các bác sĩ đặt ống thở nội khí quản để hỗ trợ hô hấp nhân tạo. Cung cấp oxy cho người bệnh bằng mặt nạ hoặc ống thông mũi để đảm bảo oxy hóa mô đầy đủ.

- Theo dõi sát sao các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh động kinh để phát hiện sớm các biến chứng và điều chỉnh biện pháp điều trị phù hợp.

- Dùng thuốc chống co giật như benzodiazepine (diazepam, lorazepam, midazolam), phenobarbital, propofol,... ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp kiểm soát co giật hiệu quả. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của co giật, tình trạng sức khỏe và tuổi tác của người bệnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng và cách dùng thuốc phù hợp.

- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh động kinh để đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ quá trình hồi phục, cần theo dõi để phát hiện sớm các biến chứng và có biện pháp xử trí kịp thời.

Điều trị sớm bệnh động kinh để hạn chế những nguy hiểm xảy ra

Những cách phòng bệnh trạng thái động kinh hiệu quả

- Phòng ngừa tình trạng chấn thương đầu, chẳng hạn như giảm nguy cơ té ngã, chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông,… là cách hiệu quả để phòng tránh chứng động kinh sau chấn thương.

- Chăm sóc chu sinh đầy đủ có thể giúp làm giảm những ca trẻ sinh ra bị bệnh động kinh do chấn thương sinh.

- Đối với trẻ bị sốt cao, đi khám hoặc dùng thuốc và áp dụng những phương pháp khác để giúp hạ nhiệt độ cơ thể phù hợp có thể làm giảm nguy cơ gặp chứng co giật do sốt.

- Để ngăn ngừa bệnh động kinh liên quan đến đột quỵ, mỗi người cần tập trung vào việc làm giảm những yếu tố nguy cơ liên quan, chẳng hạn như các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát tình trạng tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, tránh dùng quá nhiều rượu, tránh hút thuốc.

- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương là tác nhân phổ biến dẫn đến bệnh động kinh tại những vùng nhiệt đới. Việc loại bỏ ký sinh trùng và áp dụng biện pháp tránh nhiễm trùng có thể giúp làm giảm nguy cơ bị động kinh.

- Thăm khám sức khỏe thần kinh định kỳ để chủ động tầm soát, phát hiện sớm các bất thường có thể gây ra bệnh động kinh.

Bên cạnh đó, cách tốt nhất để người bệnh động kinh tránh khỏi trạng thái động kinh và đột tử khi lên cơn động kinh là người bệnh động kinh luôn sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh động kinh và thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 20, đường số 2, khu đô thị JAMONA Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha