Cách chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân động kinh

Việc chăm sóc và phục hồi đúng cách cho bệnh nhân động kinh giúp nâng cao sức khỏe, hạn chế tần suất các cơ co giật do động kinh gây ra.

Ngày đăng: 23-09-2024

18 lượt xem

Mục tiêu phục hồi chức năng cho bệnh động kinh

- Phát hiện được bệnh nhân động kinh ở cộng đồng.

- Hướng dẫn cho nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu và thân nhân gia đình biết cách xử trí khi bệnh nhân lên cơn động kinh.

- Hướng dẫn bệnh nhân động kinh biết cách tự phục hồi và đề phòng tàn tật, tham gia các công việc của gia đình và xã hội.

- Bảo đảm an toàn, hòa nhập xã hội và sắp xếp việc làm cho bệnh nhân động kinh.

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân động kinh rất quan trọng

Lập kế hoạch chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân động kinh

Biết cách xử lý khi bệnh nhân lên cơn động kinh

Bệnh động kinh có triệu chứng đa dạng và mức độ có sự khác biệt ở từng trường hợp. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân đều gặp phải các cơn co giật do một nhóm tế bào thần kinh trung ương phóng điện quá mức. Đặc điểm của cơn co giật do bệnh động kinh là lặp đi lặp lại, tái phát nhiều lần và xảy ra không có yếu tố báo trước.

Khi bệnh nhân lên cơn động kinh, cần giữ bình tĩnh và xử lý nhanh theo đúng hướng dẫn để đảm bảo bệnh nhân không bị chấn thương, va chạm và không bị ngạt đường thở. Không chỉ riêng gia đình mà thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp của bệnh nhân đều nên trang bị kiến thức để áp dụng khi cần.

Cách sơ cứu ở bệnh nhân lên cơn động kinh

-  Trước tiên, cần đỡ bệnh nhân nằm xuống mặt phẳng như giường, sàn nhà,… Thu dọn những vận nhọn, cứng có thể gây thương tích xung quanh khu vực bệnh nhân nằm để tránh chấn thương.

- Sau đó, nới lỏng quần áo, bỏ khăn choàng, mắt kính hoặc bất cứ vật gì có thể cản trở hô hấp và có khả năng gây thương tích.

- Đặt gối hoặc xếp áo khoác kê sau đầu cho bệnh nhân để tránh chấn thương. Kế tiếp, nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng một bên để đờm dãi, nước bọt chảy ra ngoài.

- Ở bên cạnh người bệnh cho đến khi cơn động kinh đi qua và bệnh nhân trở lại trạng thái bình thường.

Khi bệnh nhân lên cơn co giật, tuyệt đối khi ghì, đè hay ép bệnh nhân uống thuốc, ăn hoặc uống nước. Nên đợi cơn co giật đi qua trước khi cho người bệnh ăn uống để tránh tình trạng ngạt thở và tử vong.

Sơ cứu bệnh nhân động kinh để hạn chế nguy hiểm xảy ra 

Hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân

Khi bị chẩn đoán mắc bệnh động kinh, không ít bệnh nhân rơi vào trạng thái stress, lo âu và thậm chí là trầm cảm. Ngoài ra, sự xuất hiện của các cơn co giật không báo trước cũng khiến người bệnh phải đối mặt với ánh nhìn soi mói, thiếu thiện cảm từ những người xung quanh.

Gia đình nên bày tỏ tình yêu thương, sự quan tâm thông qua lời nói và hành động. Ngoài ra, nên trao đổi với những người xung quanh để mọi người thấu hiểu hơn về bệnh động kinh, qua đó có cách ứng xử và thái độ phù hợp.

Tinh thần ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị. Tinh thần vui vẻ, thoải mái có thể giảm đáng kể tần suất của các cơn động kinh và giúp bệnh nhân có động lực tiếp tục điều trị. Ngoài những lời nói động viên, gia đình cũng nên khuyến khích bệnh nhân tìm niềm vui trong cuộc sống thông qua những hoạt động như vẽ tranh, nghe nhạc, chơi thể thao, chăm sóc cây cối,…

Tư vấn tâm lý rất quan trọng trong quá trình phục hồi ở bệnh nhân động kinh

Đảm bảo bệnh nhân bị bệnh động kinh tránh xa những nơi không an toàn

Vì các cơn co giật do bệnh động kinh thường xuất hiện bất ngờ và không có yếu tố báo trước, Do đó, không ít bệnh nhân mắc bệnh động kinh bị tai nạn giao thông, đuối nước, bỏng và chấn thương do té ngã khi lên cơn động kinh. Vì vậy, gia đình cần đảm bảo bệnh nhân được sống, vui chơi và học tập trong môi trường an toàn.

Trước tiên, cần trao đổi với nhà trường để đảm bảo trẻ được học ở những lớp nằm ở tầng trệt, không học bơi lội hoặc phải có người theo sát,… nhằm hạn chế những tình huống ngoài ý muốn. Ngoài ra, nên giáo dục trẻ tránh xa môi trường nước, lửa và những nơi cao để tự bảo vệ bản thân. Người lớn bị động kinh cũng cần được trang bị những kiến thức này để hạn chế tối đa chấn thương, tai nạn trong các cơn co giật.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Hướng dẫn người bệnh động kinh xây dựng lối sống lành mạnh

Não bộ của bệnh nhân động kinh rất dễ bị kích thích và nhạy cảm quá mức. Để hạn chế tần suất của các cơn co giật, gia đình nên hướng dẫn bệnh nhân xây dựng lối sống khoa học, từ đó giảm tình trạng phóng điện quá mức và xuất hiện cơn động kinh: 

-  Khuyên bệnh nhân ngủ sớm và ngủ đủ giấc để ổn định đồng hồ sinh học. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm các rối loạn, bất thường bên trong não bộ. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, chất lượng giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với tần suất của các cơn co giật do động kinh gây ra.

- Cần kiêng cữ rượu bia, cai thuốc lá và không sử dụng thức uống chứa caffeine. Cồn trong rượu bia, nicotine trong thuốc lá và caffeine đều là những chất gây hưng phấn hoặc ức chế hệ thần kinh trung ương. Tình trạng này làm gia tăng những bất thường trong não bộ và khiến các cơn co giật xuất hiện thường xuyên hơn.

- Hạn chế căng thẳng trong cuộc sống bằng cách học tập, làm việc có kế hoạch. Gia đình cũng nên khuyến khích bệnh nhân động kinh tập thể dục đều đặn để giải tỏa stress và ổn định tinh thần.

Áp dụng chế độ ăn đặc biệt

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân động kinh là một phần quan trọng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân động kinh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, chế độ ăn cân bằng giúp giảm hiện tượng phóng điện quá mức ở các tế bào thần kinh và hạn chế phần nào tần suất của các cơn co giật. Ngoài ra, dinh dưỡng hợp lý còn giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe và tăng cường hoạt động của não bộ.

Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân động kinh, gia đình nên tìm hiểu người bị động kinh nên ăn gì và kiêng gì. Trong trường hợp bệnh nhân có hiện tượng kháng thuốc, gia đình có thể trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn Keto hoặc chế độ ăn Atkins. Hai chế độ ăn này đã được chứng minh có thể làm giảm các cơn động kinh, đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch và ổn định đường huyết cho bệnh nhân động kinh.

Chế độ ăn rất quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân động kinh

Động viên người bệnh hòa nhập xã hội

Người bị động kinh không có khiếm khuyết về khả năng giao tiếp và tương tác xã hội như bệnh nhân tự kỉ. Tuy nhiên, các cơn co giật xảy ra liên tiếp khiến người bệnh trở nên căng thẳng, lo âu, nhút nhát và tự ti. Gia đình nên khuyến khích người bệnh động kinh vui chơi, học tập và tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi. 

Bên cạnh đó, công việc là một phần tất yếu của cuộc sống. Vì vậy sau khi người bệnh động kinh đã ổn định, có thể trợ giúp họ tìm kiếm công việc phù hợp cho bệnh nhân.

Khi tinh thần vui vẻ, lạc quan, tế bào thần kinh trong não bộ sẽ hoạt động ổn định hơn và tần suất các cơn co giật sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, phải tìm công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe để tránh những tình huống ngoài ý muốn.

Giải pháp từ Đông y gia truyền giúp điều trị bệnh động kinh hiệu quả

Bản chất động kinh là bệnh mạn tính nên sẽ cần kiên trì dùng thuốc chống động kinh trong thời gian dài. Ưu điểm đầu tiên của các phương pháp điều trị động kinh bằng đông y chính là hiệu quả đáng tin cậy và không có tác dụng phụ. Theo đó, các loại thảo dược được sử dụng trong Đông y đều được nghiên cứu và kiểm chứng trong thời gian lên đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn năm. Vì vậy, hiểu quả cao là điều hoàn toàn chính xác.

Trong các tài liệu, sách xưa về Đông y, các vị thần y ngày xưa đã đúc kết, cho ra nhiều bài thuốc quý và hay để điều trị động kinh hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên. Do đó, hiệu quả đã được kiểm chứng từ nhiều thế hệ nên người nhà lẫn bệnh nhân động kinh đều có thể yên tâm khi sử dụng đông y chữa bệnh giật kinh phong, các cơn co giật.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 20, đường số 2, khu đô thị JAMONA Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha