Những điều cần biết về bệnh động kinh do bại não ở trẻ

Có rất nhiều trường hợp trẻ em bị động kinh do bại não nhưng dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng bại não thông thường như co giật, co cứng chân tay.

Ngày đăng: 11-10-2024

11 lượt xem

Bệnh động kinh ở trẻ em là gì?

Bệnh động kinh ở trẻ em là một rối loạn chức năng kịch phát của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện quá mức đột ngột của các tế bào thần kinh trong não, được nhận biết bởi các đặc điểm sau: có tính chất lặp đi lặp lại, cơn động kinh ngắn và đột ngột gây rối loạn thần kinh trong cơn, sóng kịch phát được phát hiện trên điện não đồ.

Bệnh động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh động kinh giữa các nhóm tuổi không giống nhau, tùy thuộc vào căn nguyên của bệnh. Theo nghiên cứu trong lĩnh vực thần kinh nhi khoa tại Việt Nam, bệnh động kinh ở trẻ em là bệnh lý phổ biến và phức tạp nhất, bao gồm các cơn co giật và các loại co giật.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ

-  Do di truyền: Bệnh động kinh ở trẻ em được di truyền theo những cách khác nhau, với sự di truyền trội và di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bệnh động kinh sơ sinh lành tính có tính chất gia đình có sự thay đổi trên nhiễm sắc thể 20.

- Do các yếu tố xảy ra trước khi sinh: Mẹ bị chấn thương khi mang thai, ngộ độc thuốc giữa mẹ và thai nhi (mẹ bị nhiễm độc chì nặng trong thai kỳ), hẹp hộp sọ thai nhi.

- Do các yếu tố xảy ra trong quá trình sinh nở: Hạ đường huyết nặng sau sinh kèm t, sinh non dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh dưới 2500gr, ngạt khi sinh..

- Do các yếu tố sau sinh: Nhiễm trùng thần kinh (viêm não, viêm màng não do vi khuẩn/virus), di chứng chấn thương sọ não khi sinh( viêm não màng não, chấn thương sọ não, suy hô hấp nặng do nhiều nguyên nhân). 

- Không rõ nguyên nhân: Cũng có một số lượng đáng kể các trường hợp động kinh không rõ nguyên nhân.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ em

Mối liên hệ giữa bệnh bại não và bệnh động kinh

Động kinh và bại não đều là kết quả của sự bất thường trong cấu trúc và hoạt động chức năng của não. Trẻ bị bại não có những tổn thương trong hệ thần kinh trung ương do ngạt, sang chấn khi sinh, bị thương bởi các dụng cụ trợ giúp sinh đẻ, người mẹ dùng quá nhiều thuốc khi mang thai hoặc do trẻ bị viêm màng não, u não,... đây cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến di chứng động kinh do bại não sau này.

Trẻ bị bại não, nhất là thể bại não liệt cứng tứ chi và liệt cứng hai chi dưới sẽ có ít nhất một cơn co giật trong suốt cuộc đời, đó có thể là những cơn động kinh toàn thể hoặc động kinh cục bộ. Cơn động kinh xuất hiện ở trẻ bị bại não trong những tháng năm đầu đời, biểu hiện cụ thể tùy vào vị trí não bộ tổn thương.

Nếu toàn bộ não bị ảnh hưởng, trẻ có thể cơn động kinh toàn thể, chẳng hạn như:

- Cơn co giật - co cứng toàn thân: Ban đầu, trẻ bị co cứng toàn cơ thể, khuôn mặt tái nhợt, sau đó co giật rồi rơi vào trạng thái mất ý thức và tỉnh lại sau vài phút. Trong cơn động kinh, trẻ còn có thể bị cắn vào lưỡi, đại tiểu tiện không tự chủ, cảm thấy mệt mỏi và nhức đầu sau khi kết thúc.

- Cơn co giật cơ: Trẻ bị co giật chân, tay liên tục trong vài giây đến vài phút, cha mẹ có giữ chân tay trẻ cũng không thể ngừng lại.

- Cơn co cứng: Đặc trưng bởi biểu hiện cứng đột ngột cánh tay hoặc chân ở cả hai bên của cơ thể, thường xuất hiện khi trẻ đang ngủ.

Động kinh nhược cơ: Các cơ mềm nhũn, không có sức lực, mí mắt sụp xuống, đầu gật về phía trước.

Cùng với việc khai thác các biểu hiện cụ thể của trẻ từ phía cha mẹ, các bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm như điện não độ EEG, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI,… để chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Chẩn đoán sớm bệnh động kinh do bại não gây ra ở trẻ em để điều trị kịp thời

Hướng dẫn phụ huynh cách xử trí khi trẻ lên cơn co giật động kinh

- Nếu trẻ đang hoạt động mà đột nhiên dừng lại, mắt nhìn chằm chằm vào khoảng không gian, có thể xuất hiện dấu hiệu mấp máy môi hoặc nháy mắt trong khoảng vài phút thì có thể trẻ đã lên cơn động kinh dạng nhẹ. Với tình huống này, cha mẹ không nên để trẻ ở một mình khi tắm hoặc đi xe hay leo trèo mà nên ở bên cạnh con để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

- Trẻ đang hoạt động bình thường bỗng nhiên ngã xuống đất, chân tay cứng lại, da tím tái, mắt trợn ngược, toàn thân rung theo cơn co giật. Nhiều trẻ bị méo miệng, tiểu tiện không kiểm soát. Sau 2-5 phút cơn động kinh sẽ chấm dứt, người trẻ mềm ra, thường ngất đi một lúc rồi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ vừa xảy ra chuyện gì. Đây là dấu hiệu bệnh động kinh dạng nặng hơn, cha mẹ nên lưu ý những điều sau để xử lý kịp thời.

- Cha mẹ cần bình tĩnh đặt một vật mềm để gối đầu trẻ, loại bỏ hết vật cứng xung quanh, dùng đũa hoặc thìa ngáng miệng trẻ nhàm hạn chế trẻ cắn luỗi, rồi chờ cơn co giật qua đi, sau đó đặt trẻ nằm nghiêng, dùng ống hút đàm nhớt, thức ăn trong miệng(nếu có) để tránh để tránh dị vật gây tắc đường hô hấp.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Nên điều trị động kinh cho trẻ bằng đông y hay tây y?

Trẻ bại não có sức đề kháng cơ thể rất yếu, những trẻ hay viêm phổi, đờm dãi nhiều, thóp chưa kín, cổ yếu mềm có nguy cơ co giật rất cao. Để điều trị bệnh động kinh ở trẻ bại não là rất phức tạp vì thuốc động kinh tây y có tác dụng phụ làm cho trẻ chậm chạm hơn, trí tuệ giảm sút. Đặc biệt khi sử dụng kéo dài làm chức năng gan thận càng kém hơn gây chán ăn. 

Để điều trị hiệu quả trẻ bị động kinh do bại não cần được khám, đánh giá để đưa ra phác đồ điều trị riêng phù hợp với trẻ, từng giai đoạn bệnh. Khi trẻ đã được chuẩn đoán mắc bệnh động kinh mà cha mẹ sợ tác dụng phụ của tây y ảnh hưởng đến con, thì nên cho trẻ đến phòng khám đông y để được chuẩn mạch, bốc thuốc theo đúng tình trạng bệnh.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh

Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 20, đường số 2, khu đô thị JAMONA Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha