Bệnh động kinh có di truyền không?

Động kinh là bệnh lý có liên quan tới yếu tố di truyền, phụ thuộc vào từng thể bệnh và sự khác nhau giữa các thế hệ trong mỗi gia đình của người bệnh động kinh.

Ngày đăng: 29-09-2024

19 lượt xem

1. Bệnh động kinh là gì?

Bệnh động kinh là dạng rối loạn chức năng ở hệ thần kinh trung ương xảy ra do sự phóng điện đột ngột và không có kiểm soát của một nhóm tế bào thần kinh ở vỏ não khiến cho các cơn co giật xuất hiện với tần suất lặp đi lặp lại nhiều lần, gây nên những thay đổi về nhận thức, hành vi vận động đến cảm giác và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. 

Cơn động kinh đơn thuần chưa phải là bệnh động kinh. Điều kiện để chẩn đoán bệnh động kinh là có ít nhất 2 cơn động kinh không có rõ nguyên nhân khởi phát cách nhau ít nhất 24 giờ hoặc có 1 cơn động kinh tự phát và có khả năng tái phát cơn tương tự hoặc được chẩn đoán hội chứng động kinh.

Bệnh động kinh không phải là bệnh tâm thần vì ngoài những cơn co giật, người bệnh vẫn có thể học tập và sinh hoạt bình thường. Bên cạnh khám và điều trị bệnh sớm, người bệnh động kinh cần có sự quan tâm của gia đình, người thân và cả cộng đồng để kiểm soát bệnh động kinh hiệu quả và có cuộc sống bình thường.

Có 2 dạng động kinh thường gặp là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể

2. Bệnh động kinh có di truyền không?

Bệnh động kinh có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong đời từ khi còn nhỏ đến lúc về già. Trong khoảng 30% trường hợp gây ra bệnh động kinh do các nguyên nhân như chấn thương, khối u, đột quỵ, hoặc nhiễm trùng, 70% còn lại chưa tìm ra nguyên nhân chính xác.

Bên cạnh đó, đã có các bằng chứng cho thấy rằng bệnh động kinh có tính di truyền. Không phải toàn bộ người bị chấn thương nặng vùng đầu đều có khả năng bị động kinh. Những người phát triển thành bệnh động kinh có thể đã có tiền sử co giật trong gia đình họ. Tỷ lệ di truyền sẽ phụ thuộc vào từng thể bệnh và sẽ khác nhau giữa các thế hệ trong mỗi gia đình.

Bệnh động kinh hoàn toàn có thể di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Nếu bố hoặc mẹ có tiền sử mắc động kinh sẽ có tỉ lệ di truyền sang con cao hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc bệnh động kinh do yếu tố di truyền đều được chứng minh là kế thừa từ người thân của họ.

- Nếu bố mẹ từng bị động kinh, con cái có tỷ lệ mắc bệnh động kinh cao hơn người bình thường.

- Càng nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh động kinh, tỷ lệ di truyền càng cao.

- Nếu bố mẹ bị bệnh động kinh do tai nạn vùng đầu, tỷ lệ con cái bị động kinh thấp, thậm chí không có.

- Tỷ lệ di truyền ở người bị động kinh vô căn cao hơn người mắc bệnh động kinh xác định được nguyên nhân.

- Bệnh động kinh toàn thể có khuynh hướng di truyền nhiều hơn so với thể động kinh cục bộ.

Bệnh động kinh có yếu tố di truyền

3. Bệnh động kinh có lây không?

Bệnh động kinh xuất phát từ sự phóng điện bất thường từ vỏ não hoặc qua vỏ não của các nhóm noron, gây hại cho chức năng thần kinh trung ương. Hiện tại, không có con đường nào được biết đến để bệnh động kinh lây từ người này sang người khác, đảm bảo tính duy nhất trên 80%.

Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận rằng động kinh là một bệnh mãn tính không lây lan, do đó bạn có thể yên tâm khi tiếp xúc với người mắc bệnh và không cần lo ngại việc bị bệnh động kinh lây sang.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Phòng ngừa bệnh động kinh từ giai đoạn sớm là cần thiết

Ngoài yếu tố di truyền gây bệnh động kinh, còn nhiều nguyên nhân khác gây bệnh động kinh mà bạn có thể phòng ngừa để hạn chế tối đa nguy cơ gây khởi phát cơn động kinh từ sớm bằng cách:

- Ngăn chặn chấn thương sọ não ở trẻ: Não bộ của trẻ nhỏ thường chưa phát triển toàn diện, các xương vẫn còn mềm, chỉ cần va chạm nhẹ vùng đầu cũng có thể bị tổn thương dẫn đến bệnh động kinh. Vậy nên, cha mẹ cần hết sức chú ý tới con, nhất là giai đoạn chập chững biết đi, bởi lúc này trẻ rất dễ bị vấp, ngã. Và ngay cả khi trẻ đã bị bệnh động kinh thì cũng nên tránh va đập vùng đầu vì có thể khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn.

- Phòng các bệnh lý có thể làm tổn thương não:Cha mẹ cần tiêm đầy đủ các loại vaccin để phòng ngừa các bệnh lý như viêm màng não, viêm não Nhật Bản,… cho trẻ theo đúng quy định. Bởi lẽ, những bệnh lý này có thể gây thương tổn não bộ và để lại nhiều di chứng cho trẻ, trong đó có bệnh động kinh.

- Ngăn ngừa cơn sốt cao co giật: Sốt cao co giật là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Trên thực tế chỉ có khoảng 2-2.5% trẻ sốt co giật tiến triển thành bệnh động kinh, tuy nhiên nếu cơn co giật này tái phát nhiều lần thì trẻ có nguy cơ gặp di chứng này cao hơn. Do đó khi con bị ốm sốt, cha mẹ cần:

- Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi quá mức: Căng thăng tâm lý, stress, mệt mỏi kéo dài có thể khiến trẻ bị co giật, dẫn đến di chứng động kinh. Do đó, cha mẹ cần giúp con giải tỏa căng thẳng trong học tập, cuộc sống và duy trì tâm lý thoải mái vui vẻ bằng cách khuyến khích con làm những điều mình thích.

Ngoài yếu tố di truyền còn nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh động kinh

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng điều trị khỏi bệnh động kinh

Thời điểm chẩn đoán bệnh: Phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh động kinh tăng khả năng chữa khỏi bệnh động kinh. 

Độ tuổi của người bệnh: Trẻ em bị động kinh có khả năng được chữa khỏi cao hơn so với người lớn bị bệnh động kinh.

Nguyên nhân gây bệnh: Với trẻ bị động kinh do chấn thương ngạt não, chấn thương sản khoa, nếu được chữa trị ngay lập tức thì cơ hội điều trị thành công là rất cao. Với người mắc bệnh động kinh do di truyền, vô căn, việc chữa trị bệnh động kinh sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại hơn so với người bị động kinh do chấn thương.

Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng: Người bệnh động kinh có lối sống khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chữa trị. Việc thường xuyên thức khuya, bị stress kéo dài có thể khiến triệu chứng của bệnh động kinh thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất cũng giúp người bệnh động kinh nâng cao sức khỏe tổng thể, góp phần cải thiện triệu chứng động kinh.

Chế độ ăn rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh động kinh

Phương pháp chữa trị: Hiện có nhiều cách điều trị bệnh động kinh. Một số phương pháp có thể phát huy hiệu quả với người này nhưng lại không mang đến hiệu quả cho người bệnh khác. Mỗi người bệnh cũng sẽ phù hợp với cách điều trị khác nhau, tùy vào khả năng đáp ứng điều trị, tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh để tìm ra cách điều trị bệnh động kinh.

Trên đây là các thông tin cần biết về bệnh động kinh có di truyền không? Hy vọng có thể giúp bạn trang bị thêm kiến thức để phòng ngừa và lựa chọn đúng giải pháp phòng bệnh ngay từ sớm để tránh mọi rủi ro có thể xảy ra.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 20, đường số 2, khu đô thị JAMONA Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha