Động kinh là bệnh lý tương đối phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 0,5 đến 1% dân số. Vậy bệnh động kinh gồm những thể phổ biến thường thấy nào?
Ngày đăng: 19-08-2023
349 lượt xem
1. Bạn hiểu như thế nào về bệnh động kinh?
Động kinh là bệnh mà trong dân gian còn gọi là kinh phong, kinh giật. Đây là một trạng thái bệnh lý của não bộ, do sự phóng điện đột ngột kịch phát và tăng đồng bộ của các tế bào thần kinh vỏ não. Với đặc điểm có các cơn rối loạn kịch phát chức năng của não về vận động, tâm thần, cảm giác, giác quan, thần kinh thực vật và ý thức.
Bệnh động kinh có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ, nếu bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ, điều trị không đúng sẽ gây trở ngại đến việc học tập, lao động. Về lâu dài có thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng, thích hợp có thể chữa khỏi, bệnh ổn định lâu dài. Vì đa phần người bệnh động kinh chỉ cần dùng thuốc, điều trị nội khoa tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ là khỏi bệnh, và tỷ lệ rất nhỏ khoảng có 10-20% bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật.
Một số thể động kinh phổ biến mà bạn nên biết
Dựa vào đặc điểm lâm sàng, động kinh được chia làm hai nhóm chính là cơn động kinh toàn thể và cơn động kinh cục bộ:
Cơn co cứng, co giật toàn thể (generalized tonic-clonic seizures)
Động kinh co cứng, co giật là những cơn được biết sớm nhất cũng là thể động kinh nặng nề nhất. Cơn co cứng, co giật chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các loại cơn động kinh.
- Tiền triệu: cơn có thể có hoặc không có các triệu chứng báo trước như đau đầu, tính tình thay đổi, hay cáu kỉnh, thiếu tập trung, giật rung cơ… Một số cơn có thể biết được các yếu tố gây ra như giấc ngủ hoặc kích thích ánh sáng.
- Các giai đoạn của cơn: trên lâm sàng cơn co cứng, co giật diễn biến khá điển hình với 3 giai đoạn kế tiếp nhau. Cơn kéo dài khoảng 40 – 70 giây hoặc lên tới 90 giây.
Biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh động kinh là cơn co cứng, co giật
Giai đoạn co giật kéo dài 1 – 2 phút. Khởi đầu co giật toàn thân, tiến tới co giật khối cơ gấp thành từng nhịp lúc đầu chậm sau nhanh dần, cuối cơn giật thưa rồi ngừng hẳn. Tình trạng ngừng hô hấp đi kèm dẫn đến biểu hiện tím tái, ngừng hô hấp tới cuối thì được đánh dấu bằng nhịp thở vào sâu.
Cơn vắng ý thức (absence seizure)
- Về lâm sàng: đặc điểm của cơn động kinh vắng ý thức mang tính chất tự phát, thường xảy ra ở trẻ em. Trong cơn động kinh bệnh nhân ở tư thế bất động với cái nhìn trống rỗng, vẻ mặt ngơ ngác, gián đoạn hoạt động đang làm dở trong khoảng từ 2 đến 5 giây. Sau cơn, bệnh nhân tiếp tục hoạt động bình thường và không biết mình bị lên cơn.
Mặc dù cơn vắng ý thức có tiên lượng tốt nhưng việc chuyển thành cơn co cứng co giật là phổ biến và cơn khởi phát càng muộn, càng có nguy cơ chuyển thành các thể động kinh khác, dó đó, việc phát hiện điều trị sớm là hết sức quan trọng.
Cơn động kinh cục bộ
Cơn động kinh cục bộ là do tổn thương khu trú tại vùng dưới vỏ và vùng vỏ não. Cơn có thể biểu hiện bằng các triệu chứng mà ta quan sát được như cơn co giật cục bộ; cũng có những cơn chỉ biểu hiện bằng những thay đổi chủ quan của bệnh nhân như cơn rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, mất ngôn ngữ tạm thời.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
3. Bệnh động kinh gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?
Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khi lên cơn cụ thể như sau:
- Đối với thai phụ: Bệnh động kinh ở phụ nữ mang thai thường xảy ra bất ngờ, dễ gây những sự việc đáng tiếc nếu không được phát hiện kịp thời. Họ còn lo sợ về tính di truyền của bệnh động kinh đối với thai nhi.
- Đối với trẻ sơ sinh bị động kinh: nhiều nguy cơ xảy ra như ngạt chu sinh, dị tật bẩm sinh, xuất huyết não, giảm đường máu, rối loạn chuyển hoá.
- Đối với người trưởng thành: nguy cơ của bệnh động kinh càng nguy hiểm hơn khi họ đang điều khiển giao thông, khi bơi,... Vì khi động kinh xảy ra sẽ khiến người bệnh suy giảm ý thức và gây ra những tình huống nguy hiểm tính mạng.
- Đối với phụ nữ: Bệnh động kinh ở phụ nữ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, gia đình và thiên chức làm mẹ.
- Đối với người già: Khi động kinh ở người già thường dễ gây đột quỵ, liệt nửa người, suy giảm trí nhớ. Những ai đang mắc bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ) lại càng khó phục hồi về trạng thái bình thường, trí nhớ ngày càng bị suy giảm.
Bệnh động kinh thường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
4. Lợi ích của điều trị động kinh bằng Đông Y mà bạn nên biết
Từ xa xưa, nhiều bài thuốc Đông Y chữa động kinh đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian để giúp người bệnh kiểm soát cơn co giât hiệu quả. Ngày nay, việc sử dụng các bài thuốc Đông Y trong điều trị động kinh, co giật đã và đang được các chuyên gia đánh giá cao và ưu tiên lựa chọn tại Việt Nam.
Ưu điểm của việc sử dụng các bài thuốc đông Y trong điều trị động kinh
- Nguồn nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm, giá thành hợp lý với nhiều người.
- Hầu hết các vị thuốc nam đều an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Các thuốc nam chữa động kinh hướng tới việc trị tận gốc căn nguyên, nên thường mang lại hiệu quả lâu dài và không gây lệ thuộc.
Câu đằng là một trong nhiều vị thuốc Đông y chữa bệnh động kinh hiệu quả
Một số vị thuốc chữa động kinh phổ biến hiện nay
Câu đằng (Uncaria rynchophylla)
Câu đằng là một vị thuốc Nam được nhiều thầy thuốc tin dùng trong điều trị co giật, động kinh. Câu đằng có vị ngọt, tính mát, quy kinh tâm, can, có tác dụng thanh nhiệt, bình can, tức phong, định kinh. Câu đằng chữa kinh giật, đau đầu, chóng mặt, trúng phong.
An tức hương – Nhựa cây Bồ đề (Ficus religiosa)
An tức hương quy vào kinh phế, tâm, tỳ, có tác dụng khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống. Chủ trị giật kinh phong (động kinh), khí uất bạo quyết,…
Nghiên cứu của các nhà khoa họccũng đã chứng minh được rằng, những hoạt chất chiết xuất từ an tức vương có tác dụng trấn an tâm thần, giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh hiệu quả.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn