Điều trị bệnh động kinh bằng cách nào và cần kiêng cữ những gì trong cuộc sống?

Động kinh là căn bệnh đã xuất hiện từ thời xa xưa, tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng căn bệnh này không thể chữa khỏi. Nhưng y học hiện đại ngày nay đã có những nghiên cứu chính xác về điều trị căn bệnh này cũng như những điều cần kiêng cữ khi bị động kinh?

Ngày đăng: 23-08-2020

997 lượt xem

Động kinh là căn bệnh thuộc nhóm bệnh về thần kinh thường xuyên gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em, trong đó tỉ lệ trẻ mắc bệnh này chiếm tới 60% tổng số người mắc bệnh. Hơn một nữa trường hợp bệnh động kinh ở trẻ em chưa tìm ra nguyên nhân, số còn lại được xác định do những yếu tố như di truyền, các bệnh về não bẩm sinh, tai nạn…Xác định được nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng trong việc tìm ra biện pháp điều trị hợp lí nhất.

Bệnh động kinh nguy hiểm ở chỗ không được điều trị sớm để cắt giảm những cơn co giật kéo dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển thể chất cũng như tâm lý. Ngoài ra, cơn động kinh xuất hiện đột ngột, nếu bệnh nhân đang vận động, tham gia giao thông mà không có người thân ở bên dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Các biện pháp điều trị bệnh động kinh bằng y học hiện đại

Liệu pháp kích thích não sâu

Đây là một điều trị khá mới, nhằm kiểm soát hoạt động điện dư thừa trong não bằng xung điện thường xuyên để làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật. Tuy nhiên, nó không có tác dụng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Kích thích não sâu được thực hiện bằng một phẫu thuật thần kinh qua 2 giai đoạn phức tạp, do đó, biện pháp này chưa phổ biến ở nước ta. 

Chữa bệnh động kinh bằng kích thích dây thần kinh phế vị

Dây thần kinh phế vị là một cặp dây thần kinh bắt đầu ở não và chạy qua cơ thể, chúng có tác dụng gửi và nhận tín hiệu giữa não và cơ thể. Cách chữa bệnh bằng kích thích dây thần kinh phế vị nhằm mục đích giảm số lượng, mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật chứ không chữa khỏi hoàn toàn bệnh động kinh. Biện pháp này được áp dụng cho người bệnh không đáp ứng được với thuốc điều trị cũng như không thể phẫu thuật để chữa bệnh.

Cơ chế hoạt động: Một thiết bị nhỏ (tương tự như máy tạo nhịp tim) được cấy dưới vùng da gần xương đòn. Dây nối từ thiết bị này được quấn quanh một dây thần kinh ở phía bên trái cổ, được gọi là dây thần kinh phế vị. Thiết bị này sẽ phát ra các tín hiệu điện để kích kích dây thần kinh đó, điều này làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật. Người bệnh cũng có thể tự kích hoạt thiết bị nếu thấy có dấu hiệu cảnh báo cơn động kinh sắp xảy ra.

Phương pháp phẫu thuật khi bị bệnh động kinh

Phẫu thuật chữa bệnh động kinh là phẫu thuật chuyên khoa sâu, đòi hỏi sự tham gia của các bác sĩ đầu ngành, nhằm loại bỏ hoặc cô lập khu vực bị tổn thương của não bộ, nơi gây ra cơn kinh phong.

Nếu khu vực não bộ gây ra cơn co giật quá quan trọng, việc loại bỏ sẽ dẫn đến nguy hiểm thì các bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện một số vết rạch ngăn chặn cơn động kinh lây lan hoặc di chuyển vào các phần khác của não.

Các loại thuốc chữa bệnh động kinh thế hệ mới

- Lamotrigin: Có hiệu quả trong việc phối hợp điều trị, dung nạp tốt trong điều trị cơn động kinh cục bộ và cơn động kinh toàn thể hóa, điều trị động kinh cục bộ ở người trưởng thành không đáp ứng với thuốc động kinh phổ biến, và điều trị hội chứng Lennox - Gastaut ở trẻ em. Tác dụng phụ thường thấy: Nổi mẩn da, buồn nôn, choáng váng, nhìn mờ, nhức đầu, buồn ngủ hoặc mất ngủ. 

- Gabapentin: Là một thuốc hiệu quả trong việc kiểm soát cơn động kinh cục bộ phức tạp hay cơn động kinh cục bộ toàn thể thứ phát. Thuốc đáp ứng với những bệnh nhân có cơn động kinh cục bộ kháng trị và không có lợi trong động kinh cơn nhỏ toàn thể. Tác dụng phụ bao gồm: buồn ngủ, nhức đầu, mệt, choáng váng, tăng cân.

- Topiramat: Hiệu quả và an toàn trong diện rộng đối với những cơn co giật ở người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, bao gồm động kinh cục bộ và động kinh tonic - clonic toàn thể hóa. Thuốc cũng hữu dụng ở trẻ em có hội chứng Lennox - Gastaut. Các tác dụng phụ bao gồm: rối loạn hành vi, choáng váng, mệt, rối loạn thị giác, nguy cơ sỏi thận.

-  Zonisamid: Là thuốc duy nhất ức chế kênh natri và kênh calcium; bảo vệ những đặc tính của hệ thần kinh. Thuốc được khuyến cáo dùng phối hợp cho những bệnh nhân động kinh cục bộ và có cơn co giật cơ.

- Levetiracetam: Được khuyến cáo dùng cho bệnh nhân mới khởi phát cơn động kinh cục bộ, hiệu quả duy trì và ít tương tác hơn so với các loại thuốc chống động kinh khác và hiệu quả đối với bệnh nhân lớn tuổi. Đây là thuốc ít có tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc chống động kinh khác.

Mặc dù y học hiện đại có những bước phát triển vượt bậc trong nghiên cứu và điều trị bệnh động kinh nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với bệnh nhân. Nên chúng ta vẫn có quyền lựa chọn cho mình những biện pháp chữa khỏi bệnh động kinh hiệu quả mà an toàn hơn. 

Những nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng thuốc tây y để điều trị động kinh

Hạn chế sử dụng thuốc chống động kinh

Nếu cơn động kinh xảy ra lần đầu tiên hoặc vài năm mới lên cơn một lần không nhất thiết phải điều trị, trừ khi có nguy cơ tái phát cao hoặc trước đây người bệnh có cơn vắng ý thức, cơn giật cơ nhưng không phát hiện ra. Nên lưu ý, không nên bắt tay vào điều trị khi chưa chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Chọn loại thuốc chống động kinh

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống động kinh khác nhau, mỗi loại tác động đặc hiệu với từng thể động kinh, vì vậy việc lựa chọn thuốc cần căn cứ vào thể bệnh mà bạn gặp phải.

Mặc dù tác dụng phụ, chống chỉ định của phần lớn thuốc chống động kinh giống nhau với tất cả mọi người nhưng việc lựa chọn loại thuốc vẫn phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính của người bệnh.

Sử dụng cùng một biệt dược trong suốt quá trình điều trị

Bác sĩ phải đảm bảo trong suốt quá trình sử dụng, người bệnh được kê đơn cùng một thuốc chống động kinh để kiểm soát cơn tối ưu nhất. Kể cả việc chuyển đổi giữa các thuốc cũng không được khuyến cáo bởi nó có thể gây ra các phản ứng phụ hoặc khiến cơn động kinh nặng hơn.

Theo dõi nồng độ thuốc trong máu

Mục đích của việc theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương là đánh giá sự tuân thủ của người bệnh trong quá trình điều trị cũng như sự ngộ độc thuốc. Ngoài ra, theo dõi nồng độ thuốc trong máu còn giúp đánh giá mức độ tương tác của thuốc chống động kinh với các loại thuốc khác.

Ngừng sử dụng thuốc đúng cách

Nhiều chuyên gia trên thế giới khuyến cáo nên ngừng thuốc chống động kinh khi cơn co giật được kiểm soát trong khoảng từ 2 – 5 năm. Khi ngừng thuốc cần lưu ý giảm liều từ từ, sau đó mới dừng hẳn.

Bởi dừng thuốc đột ngột có thể khiến cơn động kinh tái phát nặng hơn và rất khó kiếm soát, nhiều lần tiến triển thành động kinh kháng thuốc sẽ gây nhiều khó khăn cho việc điều trị.

Những điều cần thay đổi trong cuộc sống để kiểm soát cơn động kinh hiệu quả

Ngủ đủ giấc

Tình trạng thiếu ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn có thể làm tăng tần suất các cơn động kinh. Do vậy, bạn nên áp dụng một số cách sau để có một giấc ngủ ngon:

- Tránh các giấc ngủ ngắn. Các khoảng thời gian chợp mắt có thể xáo trộn nếp ngủ bình thường của bạn.

- Tránh các tác nhân kích thích như caffeine, nicotine và rượu khi sắp đến giờ ngủ.

- Tránh ăn no khi sắp đến giờ ngủ, và ăn tối trước giờ ngủ ít nhất hai tiếng.

- Ánh nắng mặt trời có thể giúp bạn duy trì chu kỳ melatonin – một loại hormone hỗ trợ giấc ngủ.

- Cố gắng bỏ lại các rắc rối bên ngoài cánh cửa phòng ngủ.

- Không xem tivi, nghe đài, sử dụng laptop hay đọc sách trên giường.

Kiểm soát stress

Stress là yếu tố kích thích cơn động kinh xảy ra nhiểu hơn cũng như khiến bệnh tình nặng hơn. Chính vì vậy, bạn nên kiểm soát cảm xúc của bản thân để hạn chế tác nhân gây stress. Bên cạnh đó, người thân trong gia đình nên hạn chế áp lực lên người bệnh, tạo cho họ môi trường sống lành mạnh, thoải mái nhất.

Tập thể dục

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các hình thức tập luyện như đi bộ, bơi lội, yoga, tập thiền, chạy bộ và đạp xe đã được chứng minh là giúp giảm số lần lên cơn động kinh. Chỉ cần tăng cường vận động, bạn có thể giảm được tần suất các cơn động kinh.

Ngoài ra, có một số môn thể thao mà người mắc bệnh động kinh được khuyến cáo là nên tránh như thể thao mạo hiểm, tốc độ cao. Bạn cần tham khảo bác sỹ về các môn thể thao ngoài những môn mà bác sỹ khuyên bạn nên tập luyện.

Bệnh động kinh nên kiêng gì trong chế độ sinh hoạt và ăn uống?

Kết hợp với việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học có sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh động kinh cũng cần tạo cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh tránh xa các tác nhân có thể làm xuất hiện những cơn co giật, động kinh. Người bệnh động kinh cần cố gắng thực hiện những điều sau đây:

- Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi trước khi đi ngủ.

- Hạn chế tối đa căng thẳng, stress, những kích thích thần kinh quá mức trong cuộc sống, luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.

- Nên kiêng rượu bia, thuốc lá, trà đặc, caffein bởi chúng là tác nhận gây kích thích thần kinh, co giật.

- Không nên ngồi nhiều một chỗ. Thường xuyên luyện tập thể dục tăng cường sức khỏe, có thể tham gia các hoạt động như thiền, tập yoga, chạy bộ, đạp xe…

- Không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi liều dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Nên uống thuốc đúng liều, đúng giờ.

Người bệnh động kinh nên kiêng ăn gì?

Thực phẩm có hại cho bệnh nhân động kinh

Kiêng ăn thực phẩm giàu Gluten

Gluten là tên gọi chung chỉ các protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, đậu nành, súp đóng hộp, nước sốt, nước sốt salad, các sản phẩm chay và thậm chí cả bia. Gluten có thể gây ra cơn co giật ở một số người do tính chất gây viêm của nó. Đồng thời, hai loại acid amin trong ngũ cốc là glutamate và aspartate có thể gây kích thích hệ thần kinh khiến tần suất cơn tăng lên. Do đó người bệnh động kinh nên kiêng những sản phẩm này.

Cắt giảm lượng đường đã qua chế biến trong khẩu phần ăn

Các loại đường hóa học đã qua tinh chế có thể làm kích thích não bộ gây cơn co giật, động kinh. Người bệnh động kinh nên kiêng các loại thực phẩm như: pizza, khoai tây chiên, bánh mì trắng, nước ngọt có ga,… thay vào đó nên chọn các đồ ăn có chứa ít đường như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt để hạn chế nguy cơ xuất hiện cũng như tái phát các cơn co giật động kinh.

Hạn chế các sản phẩm từ sữa nhiều đường

Mặc dù sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tiện dụng nhưng đối với nhiều người bệnh động kinh, do cơ thể nhạy cảm, họ dễ bị lên cơn co giật khi dùng sữa có chứa hàm lượng cao Glutamine. Các chế phẩm từ sữa cũng thường pha trộn với đường chế biến nên càng làm tăng thêm nguy cơ xuất hiện.

Hạn chế tối đa các sản phẩm có chứa chất phụ gia

Nhiều chất phụ gia thực phẩm, chất tạo màu, chất tạo ngọt có trong các thực phẩm chế biến sẵn (đồ đóng hộp) sẽ kích thích các tế bào thần kinh gây nên cơn co giật, động kinh. Tuy rằng người bệnh động kinh nên kiêng những thực phẩm này nhưng để tránh hoàn toàn là rất khó nhưng nếu tuân thủ tốt sẽ giúp kiểm soát tốt hơn việc xuất hiện các cơn co giật.

Hạn chế một số loại trái cây và rau củ có lượng đường cao

Hầu hết các loại trái cây và rau quả có hàm lượng đường thấp không làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh động kinh, Hiệp hội động kinh khuyên bạn nên tránh một số loại rau và trái cây có chứa lượng đường tương đối cao như: xoài, nho khô, chuối, khoai tây nghiền.

Tránh rượu bia và các chất kích thích

Ở những bệnh nhân động kinh, rượu bia và các chất kích thích nói chung làm tăng quá trình chuyển hóa thuốc ở gan, làm giảm hiệu quả phòng ngừa và kiểm soát các cơn co giật của các thuốc chống động kinh. Do đó giải pháp tốt nhất là nên thay đổi thói quen này.

Những thực phẩm tốt cho bệnh động kinh: 

Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân động kinh

- Chất béo: có nhiều trong các loại dầu như dầu dừa, dầu cá, các loại hạ Những dưỡng chất từ các thực phẩm này giúp hấp thu các chất dinh dưỡng và hòa tan nhóm vitamin trong dầu (A, D, K, E), cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

- Protein: tăng cường hoạt động của các cơ bắp, hỗ trợ sản xuất các enzym, tăng cường miễn dịch. Protein có nhiều trong các loại thịt: thịt bò, ức gà, các loại thủy hải sản.

Rau củ và trái cây: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những loại rau củ quả có nhiều màu sắc đa dạng như xanh, đỏ, cam..sẽ cung cấp đa dạng các vitamin và khoáng chất thiết yếu cùng các chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt cho bệnh động kinh như: quả anh đào, quả bơ dâu tây, cà chua, cải xanh, súp lơ xanh..

 Vì sao các vị thuốc đông y được tin dùng cho bệnh động kinh?

Đông y chữa bệnh động kinh

Theo đông y, bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây ra như di truyền, té ngã dẫn đến chấn thương não bộ, khí nghịch, đàm ủng trệ làm tắc các khiếu, hoả viêm gây ra chứng hôn mê co giật. Vậy nên, để chữa khỏi bệnh động kinh ở trẻ cần điều trị các thể bệnh gây ra động kinh dồn ứ trong cơ thể như:

- Can phòng đàm học nếu trẻ có các dấu hiệu như chóng mặt, mệt mỏi, bất tỉnh, tay chân run, mất kiểm soát tiểu tiện…Vị thuốc hay dùng là định giản hoàn gia giảm gồm:

Thiên ma, Đởm Nam tinh, Bán hạ, Trần bì, Mạch động đều 10g, Phục thần, Viễn chí, Xương bồ đều 15g, Bạch cương tàm 12g, Toàn yết 6g, Hổ phách 12g (hòa uống), đàm khó khạc gia Toàn qua lâu 30g, đàm rãi loãng trong gia Can khương 5g.

- Can hỏa hạp đàm nếu trẻ bứt rứt khó ngủ, lúc lên cơn thường ngã bất tỉnh, tay chân co giật, sùi bọt mép. Các vị thuốc hay dùng: Long đởm tả can thang hợp, Đạo đàm thang gia giảm gồm:  Long đởm thảo, Đởm nam tinh, Chỉ thực, Bán hạ đều 10g, Phục thần, Viễn chí, Thạch xương bồ đều 15g, Bạch cương tàm 12g, Câu đằng 20g, Toàn yết 6g. Ngoài ra, còn rất nhiều thể bệnh gây ra động y trong quan niệm của đông y mà cha mẹ nên đi khám để được thầy thuốc tư vấn kĩ hơn.

Vậy nên, để chữa khỏi bệnh cần điều trị các thể bệnh gây ra động kinh dồn ứ trong cơ thể. Các vị thuốc thường được dùng trong đông y bao gồm: Thiên ma, Đởm Nam tinh, Bán hạ, Trần bì, Mạch động, Phục thần, Viễn chí, Xương bồ, Bạch cương tàm, Toàn yết, An tức hương, Câu đằng, Long đởm thảo…

Các vị thuốc trên đều chứa nhiều hoạt chất giúp an thần, trấn kinh, cân bằng âm dương, tiêu đàm, tăng nồng độ GABA(là chất dẫn truyền thần kinh chính được phân bổ rộng rãi trên hệ thần kinh trung ương), bảo vệ các tế bào thần kinh tránh khỏi sự tổn thương khi có những tín hiệu điện bất thường trong não bộ, giúp trẻ ngăn ngừa sự xuất hiện của cơn giật kinh phong hiệu quả.

Nhược điểm khi dùng thuốc đông y là phải kiên trì một thời gian để thuốc ngấm vào cơ thể thì mới thấy tác dụng. Tuy nhiên, khi thuốc đã cho tác dụng rồi thì hiệu quả lâu dài, không xuất hiện tác dụng phụ đối với sức khỏe, điều trị tận gốc rễ căn bệnh, giúp khỏi bệnh hoàn toàn mà không lo tái phát sau khi đã kết thúc liệu trình.

Qua những kiến thức trên, hi vọng người bệnh và gia đình sẽ định hướng được phương pháp điều trị đối với căn bệnh này. Điều quan trọng là nên cho người bệnh đi khám, chữa trị sớm ngay khi vừa phát bệnh.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha