Động kinh là bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này và dễ có những điều hiểu sai lệch..
Ngày đăng: 29-07-2020
1,208 lượt xem
Không phải ai bị co giật sùi bọt mép cũng là bệnh lý động kinh
Không phải người bệnh động kinh nào cũng có biểu hiện co giật sùi bọt mép, thông thường chỉ động kinh co cứng – co giật cơ (hay động kinh cơn lớn) là có liên quan đến chảy nước dãi, sùi bọt mép kèm theo cơn co giật và tình trạng mất ý thức tạm thời. Sùi bọt mép thường xảy ra trong động kinh cơn lớn là vì lúc này cơ hàm bị co cứng gây kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn.
Không phải ai bị co giật sùi bọt mép cũng do cơn động kinh
Nguyên nhân là do virut dại - rabies virus có trong nước bọt của các loại động vật như chó, dơi, chồn, gấu trúc, bò, mèo,… lây truyền sang người. Những người mắc bệnh dại sẽ có biểu hiện hung dữ, sợ nước và điển hình nhất là co giật sùi bọt mép.
Dùng thuốc quá liều cũng gây ra cơn co giật
Khi tiêu thụ quá nhiều thuốc nhóm opioid (heroin, oxycotin, vicodin,…) hoặc nạp một lượng độc tố cao hơn mức cơ thể xử trí được, người bệnh thường bị co giật sùi bọt mép, chảy nước dãi, đồng tử giãn, tăng hoặc giảm thân nhiệt, hoang tưởng, rối loạn tâm thần,…
Thậm chí nghiêm trọng hơn có thể bị mất ý thức, đau tim, phù phổi, khó thở. Với những trường hợp này, nếu không được cấp cứu sớm người bệnh có thể bị tử vong.
Co giật sùi bọt mép như thế nào là bệnh động kinh?
Co giật sùi bọt mép là triệu chứng thể hiện tình trạng rối loạn tạm thời chức năng của hệ thần kinh dẫn tới những thay đổi về hành vi, nhận thức, cảm giác,… Cơn co giật sùi bọt mép được coi là động kinh nếu có những đặc điểm sau:
- Nguyên nhân là do sự phóng điện quá mức, đột ngột của một nhóm tế bào thần kinh ở vỏ não được xác định bằng phương pháp điện não đồ.
- Cơn co giật sùi bọt mép có tính chất định hình về mức độ, tần suất,… biểu hiện tương tự nhau giữa các lần co giật.
- Xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần (≥ 2 lần).
- Kết quả đo điện não đồ thấy hình ảnh sóng nhọn bất thường.
Phương pháp điều trị cơn co giật sùi bọt mép hiệu quả
- Bất cứ ai có biểu hiện co giật sùi bọt mép đều là tình trạng nguy hiểm cần sớm được sơ cứu kịp thời. Với trường hợp co giật sùi bọt mép do dùng thuốc nhóm opioid quá liều, người bệnh sẽ được giải độc bằng cách tiêm, truyền thuốc Narcan và nếu ngộ độc do rượu, bia, thuốc sâu,… các bác sĩ có thể rửa ruột hoặc dùng than hoạt tính để loại bỏ độc tố.
- Còn với bệnh dại một khi bệnh đã hình thành thì không có cách nào có thể chữa trị. Do vậy, nếu nghi ngờ bị động vật mang virut dại cắn, hãy ngay lập tức rửa sạch vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong ít nhất 15 phút đồng thời đến các cơ sở y tế gần nhất để được tiêm vaccin phòng ngừa càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp co giật sùi bọt mép do bệnh động kinh, để điều trị người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý tăng giảm liều, ngưng bỏ thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo kết hợp cùng với các loại thảo dược tác dụng trấn an tâm thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật hiệu quả.
6 biến chứng nguy hiểm thường gặp do bệnh động kinh gây ra
1. Tổn thương não
Người bị chứng động kinh có nguy cơ bị trạng thái động kinh, là tình trạng cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút hoặc các cơn động kinh xuất hiện liên tiếp, giữa 2 cơn động kinh bệnh nhân không tỉnh.
Tình trạng động kinh có thể gây ra tổn thương não hoặc khiến người bệnh tử vong. Người bị trạng thái động kinh có thể bị ngã xuống và bị chấn thương đầu khi lên cơn động kinh. Điều này cũng có thể gây tổn thương não.
Nguy cơ tổn thương não rất lớn do bệnh động kinh
2. Triệu chứng rối loạn tâm thần do bị động kinh
- Cơn thoáng báo tâm thần: Thường là những cảm xúc lo âu, cảm giác lạ lùng, cơn khoái cảm, cơn hồi ức dồn dập, cơn sống lại trong dĩ vãng, hoặc cơn tư duy cưỡng bức, tư duy ngừng lại. Sau cơn thường bệnh nhân còn giữ lại một số hình ảnh rất sinh động với sắc thái trải nghiện và cảm xúc đặc biệt, cảm giác đã thấy rồi hoặc cảm giác chưa bao giờ thấy.
-Trạng thái lú lẫn: Lú lẫn thường đi kèm với trạng thái lo âu, thường có khuynh hướng kích động giận giữ, lú lẫn có nhiều mức độ và sắc thái khác nhau, thường kết hợp với các trạng thái lo âu, mê sảng, mộng du, hay bùng nổ, nhưng có đặc điểm là các trạng thái này đều có đặc điểm quên sau cơn.
Trạng thái lú lẫn thường xuất hiện sau một loạt cơn kịch phát, nhưng cũng có trường hợp trong quá trình lú lẫn lại nổi lên cơn kịch phát, cơn lú lẫn thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, có khuynh hướng tái phát cơn sau giống cơn trước.
3. Triệu chứng trầm cảm do bị bệnh động kinh
Nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm do bị giật kinh phong đến từ sự bất thường trong các khu vực của não có chức năng chi phối cảm xúc bị ảnh hưởng và dẫn đến một loạt các thay đổi tâm trạng khác nhau.
Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh trầm cảm cao vượt trội ở người bị giật kinh phong thường là họ có tâm lý ngại giao tiếp, tự ti và cô độc do sự kì thị của mọi người xung quanh.
4. Trí nhớ kém: Các cơn co giật nặng hoặc một số thuốc chống động kinh cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của bệnh nhân động kinh, vì vậy bệnh nhân cần cẩn trọng khi sử dụng các thuốc này.
5. Đột tử
Những người bị động kinh nhưng không thể kiểm soát được bằng thuốc có nguy cơ tử vong bất ngờ khi lên cơn động kinh. Theo Mayo clinic, có 1/1000 người bị động kinh bị đột tử. thường xảy ra khi người bệnh bị động kinh toàn thể, động kinh cơn lớn.
6. Chậm phát triển
Theo trang web của Hospital for Sick Children, trẻ bị chứng động kinh có thể gặp vấn đề về ngôn ngữ, tập trung hoặc trí nhớ. Nguyên nhân gây ra vấn đề này có thể xuất từ những cơn co giật hoặc các loại thuốc chống động kinh mà trẻ đang dùng. Kiểm soát các cơn động kinh sẽ giúp cải thiện khả năng học tập của trẻ.
4 cách phục hồi chức năng cho bệnh nhân động kinh
1. Huấn luyện cho bệnh nhân
- Huấn luyện cho bệnh nhân có khả năng tự chăm sóc bản thân: ăn uống, đại tiểu tiện, tắm rửa, mặc quần áo, giặt, vui chơi, an toàn trong nơi cư trú.
- Bệnh nhân động kinh có thể làm được những công việc thông thường như những công việc trong gia đình, công việc kiếm sống, học tập, lao động chuyên môn và tham gia mọi hoạt động xã hội.
- Những trường hợp động kinh kèm theo triệu chứng thương tổn não (liệt, mất ngôn ngữ…) cần được tiến hành phục hồi chức năng theo hướng thích hợp.
2. Tạo điều kiện cho bệnh nhân hòa nhập xã hội
- Bệnh nhân động kinh là một thành viên của xã hội và có thể hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
- Đối với những người lớn, cần sắp xếp cho họ có được công ăn việc làm thích hợp, giúp đỡ cho họ có thể tự chăm lo cho bản thân, giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho gia đình, không nên làm đảo lộn sinh hoạt bình thường của bệnh nhân động kinh (không làm việc theo ca kíp, không làm việc ban đêm).
- Trẻ em động kinh có thể học tại trường, vui chơi cùng các bạn.
- Cần làm cho mọi người hiểu biết động kinh nhiều hơn để có thể giúp đỡ cho bệnh nhân hòa nhập vào xã hội một cách tự tin và chủ động.
- Cần làm cho bệnh nhân động kinh hiểu rằng động kinh cũng như mọi bệnh khác có thể điều trị được và điều trị hiệu quả bằng đông y.
3. Tạo điều kiện để trẻ em động kinh đi học
- Đa số trẻ em động kinh vẫn có thể tới trường học.
- Nếu khả năng trí tuệ yếu kém thì sắp xếp các cháu vào các lớp chuyên biệt có thầy giáo, cô giáo có kiến thức cần thiết về giáo dục đào tạo cho các trẻ em bị động kinh.
4. Định hướng nghề nghiệp
- Cần tạo cho bệnh nhân có cơ hội chọn được một nghề nghiệp thích hợp (khâu cuối cùng của phục hồi chức năng).
- Bố trí công việc tĩnh tại: làm ruộng, làm vườn, hành chính, thợ máy, chụp ảnh,…
- Tránh mọi việc nặng, dưới trời sáng, nhất là nơi thiếu oxy: núi cao, hầm lò, đốt lò,…
- Tránh những việc phải suy nghĩ quá nhiều.
- Tránh những nghề có nguy hiểm cho xã hội: lái xe máy, ô tô, xe tăng, xe hỏa, máy bay, phẫu thuật viên, cảnh sát, thợ đốt lò, làm việc trên cao,…
- Không làm việc ban đêm.
Châm cứu là phương pháp y học cổ truyền hiệu quả trong điều trị bệnh động kinh
Châm cứu là một phương pháp của y học cổ truyền tác động lên các huyệt của cơ thể bằng kim châm. Nguyên lý trị liệu của phương pháp châm cứu là dùng kim châm tác động vào hệ kinh mạch, huyệt đạo bị tổn thương, khi đó những vùng kinh mạch tổn thương sẽ được “hồi sinh” dần dần, tạo phản ứng kích thích hệ thần kinh tê liệt. Tiếp đó, sẽ tác động dây chuyền vào thần kinh não bộ, nơi kiểm soát mọi chức năng cơ thể.
Châm cứu tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là những người mắc bệnh giật kinh phong do tổn thương não gây ra. Tuy nhiên, không giống như các loại thuốc tây y, khi thực hiện phương pháp châm cứu, người bệnh phải mất một khoảng thời gian để cảm nhận được hiệu quả.
Nhưng khi phương pháp này đã cho tác dụng thì sẽ rất lâu dài. Do đó, nếu thật sự kiên trì thì bạn sẽ không phải thất vọng khi quyết định châm cứu để điều trị bệnh giật kinh phong.
Tuy nhiên nên lưu ý 2 vấn đề là vệ sinh kim châm cứu để tránh nguy cơ nhiễm trùng và tìm người châm cứu giỏi để tránh sai huyệt đạo, ảnh hưởng rất lớn đến lục phủ ngũ tạng, mạch máu và hệ thần kinh.
2. Dùng một số loại thảo dược
- Rau đắng biển: Có thể giúp người bị giật kinh phong kiểm soát được bệnh, hạn chế cơn co giật. Vì trong rau đắng biển có chứa hoạt chất saponin gồm bacosid A và B, có tác dụng gia tăng tuần hoàn não, tăng cường dẫn truyền xung động ở hệ thần kinh, chống oxy hóa tế bào não, giúp tăng cường sự tỉnh táo và nhận thức của não bộ, hạn chế cơn co giật do kinh phong rất hiệu quả.
- Hoa lạc tiên
Hoa lạc tiên có tác dụng an thần rất nhẹ và nghiên cứu cho kết quả rất hứa hẹn, tuy mới được thử nghiệm chủ yếu trên chuột. Tuy nhiên hoa lạc tiên có thể tương tác với các thuốc an thần làm tăng buồn ngủ.
- Cây câu đằng
Khoa học nghiên cứu trong câu đằng có chứa alcaloid và Rhynchophyllin chiếm 28,9%. Đây là 2 hoạt chất có tác dụng trấn kinh, điều trị co giật, bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn quá trình lão hóa, đặc biệt ở người già, điều trị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, điều trị bệnh cao huyết áp và rất hiệu quả trong chữa trị đối với người bị giật kinh phong.
Các nhà khoa học cho rằng trong Câu đằng có chứa một số axit amin và peptide, có thể giống như các tiền chất dinh dưỡng của các chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm sự phóng điện bất thường có thể xảy ra trong các tế bào thần kinh
- Cây An tức hương là nhựa của cây Bồ đề, từ lâu An Tức Hương đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ xa xưa. Đặc biệt, An Tức Hương được coi như là bài thuốc truyền tay của các lương y đối với những trường hợp giật kinh phong ở trẻ nhỏ. Hiện nay có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định tác dụng an thần và chống co giật của An tức hương là một giải pháp hiệu quả mà an toàn cho việc chữa trị bệnh kinh phong.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
Gửi bình luận của bạn