Động kinh nhược cơ là một trong số rất nhiều thể bệnh của động kinh, được đặc trưng bởi tình trạng mất trương lực cơ đột ngột. Khi xảy ra cơn, người bệnh có thể mất ý thức, mất thăng bằng, ngã,… dẫn tới nhiều tai nạn, chấn thương.
Ngày đăng: 06-08-2017
1,567 lượt xem
Dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh nhược cơ
Các triệu chứng của bệnh động kinh nhược cơ xảy ra là do rối loạn hoạt động điện bên trong não bộ dẫn tới rối loạn hoạt động điều khiển của hệ thần kinh và các nhóm cơ. Bệnh có biểu hiện đặc trưng bởi sự yếu và suy nhược (mất trương lực) nhanh chóng của một nhóm cơ điều khiển theo ý muốn trong cơ thể.
Thường gặp nhất là các nhóm cơ mặt, cổ, cánh tay và cẳng tay, chân. Thời gian xảy ra cơn thường ngắn (dưới 15 giây). Trong một số trường hợp người bệnh có thể bị tạm thời tê liệt cơ thể của mình, tuy nhiên thời gian thường kéo dài không quá 3 phút.
Cơn động kinh nhược cơ dễ gây ra mất kiểm soát các cơ dẫn đến té ngã bất ngờ
Triệu chứng điển hình của cơn động kinh nhược cơ bao gồm:
- Đột ngột có cảm giác giống như không còn sức lực để điều khiển cơ tay, chân, cổ…
- Đi khập khiễng và ngã xuống bất ngờ.
- Vắng ý thức trong thời gian ngắn (nhưng nhiều trường hợp người bệnh vẫn còn ý thức)
- Mí mắt sụp xuống, đầu gục xuống đột ngột
- Giật cơ trong thời gian ngắn
Nguyên nhân gây bệnh:
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng động kinh nhược cơ đa phần thường kết hợp với một thể bệnh động kinh khác nữa, hiếm khi xảy ra riêng lẻ. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do:
- Ðộng kinh vô căn: Không tìm được chính xác nguyên nhân, chiếm phần lớn trong các trường hợp mắc bệnh.
- Tổn thương não: Chấn thương sọ não, sau phẫu thuật sọ não, u não,…
- Nguyên nhân mạch máu não: Tai biến mạch máu não, dị dạng mạch não,…
- Nhiễm khuẩn nội sọ: Áp xe não, viêm não, viêm màng não,...
- Ký sinh trùng: Ấu trùng sán lợn, giun chỉ.
Chuẩn đoán và điều trị bệnh động kinh nhược cơ như thế nào?
Thông qua lời kể lại của người thân, các bác sỹ sẽ lập hồ sơ theo dõi bệnh nhân, thực hiện các thăm dò cận lâm sàng như điện não đồ, chụp CT... để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, bệnh nhân trên 10 tuổi sẽ làm thêm các xét nghiệm như chụp X-quang phổi (loại trừ U phổi di căn), xét nghiệm máu, chức năng gan thận...
Chụp điện não đồ giúp phát hiện ra phần não bị tổn thương gây bệnh động kinh
Các biện pháp chính để điều trị bệnh động kinh nhược cơ:
- Chế độ ăn uống, dinh dưỡng: Tăng cường rau quả tươi, thực phẩm giàu protein, chất béo như thịt, hải sản, trứng… giảm các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate (cơm, cháo, gạo), hạn chế thực phẩm đón gói, chế biến sẵn..
- Làm việc, học tập, nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, mệt mỏi
- Tránh dùng các chất kích thích.
- Dùng thuốc điều trị
Mục tiêu điều trị và quá trình diễn biến của từng bệnh nhân khác nhau tùy vào cơ địa của từng người, có người giảm dần triệu chứng, nhưng cũng có bệnh nhân phải dùng thuốc cả đời.
Việc dùng thuốc tây trị bệnh thường gây ra một số tác dụng phụ nhất định, do đó, nên ưu tiên dùng các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược vừa an toàn cho sức khỏe, đồng thời có hiệu quả lâu dài trong việc điều trị bệnh động kinh nhược cơ nói riêng và bệnh động kinh nói chung.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn