Vì sao cần phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ?

Mỗi loại động kinh ở trẻ sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau, dựa vào đó để biết trẻ đang mắc dạng động kinh nào. Phát hiện bệnh động kinh ở trẻ nhỏ kịp thời là điều then chốt phải lưu ý, giúp trẻ điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng khi trẻ lớn lên.

Ngày đăng: 02-08-2017

1,535 lượt xem

Những dạng động kinh phổ biến nhất ở trẻ en

- Bệnh động kinh ở trẻ em dạng toàn thân: Trẻ thường hay bị ngất đột ngột, da xanh tái, chân tay co cứng, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược và không thở được khoảng 30 giây sau đó trở lại bình thường, sau đó trẻ sẽ bị co giật mạnh, dễ cắn lưỡi theo từng cơn co giật, sùi bọt mép, cơ mặt  bị méo, không kiểm soát được tiểu tiện, các triệu chứng này kéo dài khoảng 3 phút.

- Bệnh động kinh ở trẻ em dạng cục bộ: Bệnh nhân động kinh sẽ bị co giật ngón tay, ngón chân, nửa mặt, nửa người và không bị mất ý thức, hoặc  bệnh nhân còn bị đánh trống ngực, da mặt xanh, tái nhợt đi, khó thở, mất ý thức ngay từ đầu kèm theo động tác nhai nuốt.

- Bệnh động kinh ở trẻ em dạng vắng ý thức tạm thời: Trẻ đột ngột dừng mọi hành động đang làm, nhìn chằm chằm về một hướng, không ý thức được xung quanh trong vòng vài chục giây, mỗi ngày có hằng trăm cơn động kinh vắng ý thức có thể xảy ra ở trẻ.

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ thường xuất hiện bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước, do vậy, rất khó cho cha mẹ trong việc trông coi trẻ. Vì cha mẹ không thể lúc nào cũng ở bên con, cho nên, để hạn chế được thấp nhất những tổn thương có thể gây ra cho trẻ thì cha mẹ nên lưu ý giữ an toàn cho trẻ ở mọi nơi.

Trẻ bị động kinh thường dễ gặp nguy hiểm

Quy tắc giữ an toàn cho trẻ mắc bệnh động kinh

- Cho trẻ ngủ trên giường thấp, không nên cho trẻ ngủ ở giường tầng.

- Bọc miếng đệm ở những góc cạnh sắc của bàn

- Tránh sử dụng bàn bằng kính.

- Không nên để trẻ ở một mình trong bất kì tình huống nào.

Không nên để trẻ em mắc bệnh động kinh ở một mình

- Hướng dẫn các thành viên trong gia đình và bạn bè của trẻ những quy tắc sơ cấp cứu khi xuất hiện triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ.

- Trải thảm trên bậc cầu thang và phần dưới cầu thang để giảm chấn thương cho trẻ khi té ngã do lên cơn co giật

- Trẻ bị động kinh không bao giờ được tắm hay bơi mà không có sự giám sát của người lớn.

- Luôn đội mũ bảo hiểm nếu trẻ tham gia giao thông, đạp xe hoặc chơi ở sân bê tông.

- Luôn cho trẻ mặc áo phao và ở bên trẻ lúc trẻ đi bơi. Không cho trẻ tham gia trò chơi cần độ cao và tốc độ vì dễ gây xuất hiện cơn động kinh.

- Mang theo thuốc và nhờ thầy cô, y sĩ ở trường cho trẻ uống và xử lí tình huống nếu trẻ lên cơn động kinh tại lớp học, đồng thời để thầy cô tuyên truyền bạn bè của trẻ không nên xa lánh khiến trẻ cô độc.

Trên đây là những biểu hiện dễ nhận biết bệnh động kinh và cách giữ an toàn cho trẻ. Khi phát hiện trẻ có các biểu hiện trên thì cần đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị càng sớm càng tốt, để lâu bệnh sẽ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của trẻ.

Cha mẹ có thể cho trẻ kết hợp những phương pháp đông y có nguồn gốc từ thiên nhiên như An tức hương, Câu đằng, .. giúp ổn định dẫn truyền thần kinh trung ương, an thần, làm giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật, giúp trẻ mắc bệnh động kinh sớm hồi phục và hòa nhập với cộng đồng.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha