Khi một người phụ nữ mắc bệnh động kinh sẽ gặp trở ngại và khó khăn hơn rất nhiều. Và liệu rằng phụ nữ bị động kinh khi mang thai có ảnh hưởng đến con không?
Ngày đăng: 17-12-2022
346 lượt xem
1. Phụ nữ bị động kinh khi mang thai có ảnh hưởng đến con không?
Các loại dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ do mẹ mắc bệnh động kinh
Có thể khẳng định rằng, phụ nữ mắc bệnh động kinh hoàn toàn có thể mang thai như bình thường. Thực tế cho thấy, trên 90% mẹ bầu bị động kinh có thể sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bệnh động kinh của người mẹ sẽ khiến em bé phải đối mặt với nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn một chút.
Dị tật bẩm sinh là những bất thường trên cơ thể xuất hiện ngay từ khi trẻ vừa chào đời, do quá trình phát triển của thai nhi trong tử cung bị ảnh hưởng. Có nhiều loại dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể và do các nguyên nhân không giống nhau.
Dị tật bẩm sinh ở trẻ do mẹ mắc bệnh động kinh có thể được phân loại thành dị tật nhẹ và dị tật nghiêm trọng. Trẻ bị dị tật nhẹ không phải phẫu thuật, chẳng hạn như ngón tay, ngón chân nhỏ hoặc hai mắt nằm cách xa nhau.
Trẻ bị dị tật nghiêm trọng phải cần đến phẫu thuật để khắc phục, chẳng hạn dị tật tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch (hở vòm miệng), khuyết tật ống thần kinh (nứt đốt sống...).
Phụ nữ mang thai khi sinh con dễ mắc các dị tật thai nhi
Yếu tố nguy cơ gây dị tật thai nhi khi người mẹ mắc bệnh động kinh
Dị tật thai nhi khi người phụ nữ mắc bệnh động kinh thường có nhiều nguyên nhân như do di truyền, đặc biệt là do dùng thuốc chống động kinh trong quá trình mang thai. Mỗi loại thuốc chống động kinh sẽ có nguy cơ gây dị tật khác nhau. Cụ thể là:
- Nguy cơ sinh con bị dị tật nghiêm trọng ở phụ nữ nói chung là 1 – 2%, tức là trong 100 ca sinh nở thì có 1 đến 2 ca.
- Ở nhóm phụ nữ mắc bệnh động kinh uống thuốc chống động kinh khi mang thai, tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật nghiêm trọng là cao nhất, từ 4 – 9%.
-Thuốc sodium valproate (Epilim) có nguy cơ cao hơn hơn các thuốc khác, đặc biệt là khi uống nhiều hơn 1.000 mg/ngày.
- Thuốc carbamazepine (Tegretol) và lamotrigine (Lamictal) có nguy cơ thấp nhất, mặc dù điều này còn tùy thuộc vào liều lượng sử dụng.
Ngoài ra, những loại thuốc chống động kinh còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau khi được sinh ra, được gọi là hội chứng bào thai phơi nhiễm với thuốc chống co giật (FACS).
FACS có thể ảnh hưởng đến trẻ khi lớn lên, biểu hiện bằng chậm phát triển ngôn ngữ, lời nói hoặc gặp khó khăn trong việc tương tác xã hội, ghi nhớ và tập trung. Nguy cơ FACS cao hơn nếu phụ nữ mắc bệnh động kinh thuốc chống động kinh sodium valproate, trẻ thường không được chẩn đoán mắc hội chứng này cho tới khi trẻ đi học.
Tầm soát các dị tật thai nhi ở phụ nữ mắc bệnh động kinh rất cần thiết
2. Phụ nữ động kinh khi mang thai có nên sử dụng thuốc Tây y không?
Thuốc chống động kinh có khả năng gây quái thai, sinh non và tử vong thai nhi. Theo một số quan sát cho thấy, tất cả thuốc chống động kinh đều làm quái thai và tử vong thai nhi gấp 2-3 lần so với thông thường. Khuyết tật bẩm sinh hay dị dạng có thể gặp ở mọi bộ phận, nhưng thường thấy những biến chứng này ở mặt, chân tay và cột sống. Phổ biến là tình trạng sứt môi và hở hàm ếch.
Ở các bà mẹ bình thường, các khuyết tật bẩm sinh này ở mức 2-3%, nhưng với mẹ phải sử dụng thuốc chống động kinh thì có thể lên tới 4-5%. Thậm chí, người ta còn thấy nó làm gia tăng tỷ lệ quái thai lên tới 20% nếu dùng thuốc khi quan sát một nhóm bà mẹ mang thai có nguy cơ cao quái thai dị dạng.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Bên cạnh các khuyết tật trên mặt, thuốc chống động kinh còn gây thay đổi trên chân tay của đứa trẻ mới sinh ra như ngón tay, ngón chân ngắn tũn, thậm chí còn bị dính liền vào nhau. Một tỷ lệ nhỏ trẻ em bị khuyết tật ống sống do thuốc chống động kinh, đặc biệt là những bà mẹ được sử dụng valproate trong điều trị. Mẹ dùng một liệu trình điều trị đa thuốc kết hợp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc khuyết tật này.
Đối với trẻ em được sinh ra từ những bà mẹ điều trị động kinh có thể có những rối loạn về đông máu, đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị rối loạn khả năng cầm máu và đông máu khi bà mẹ mang thai sử dụng phenobarbital hay những thuốc chống động kinh khác để điều trị.
Thiếu vitamin K khiến máu chảy ra không thể cầm lại được, độ bền thành mạch máu bị suy yếu. Nguyên nhân gây ra thiếu hụt vitamin K ở những em bé này là bởi thuốc chống động kinh. Rối loạn đông máu có thể kéo dài tới 1 tháng tuổi thậm chí là lâu hơn nữa, tới lúc 1 tuổi thì mới có thể trở về bình thường.
Các loại thuốc Tây y điều trị động kinh dễ gây ra dị tật thai nhi ở trẻ
3. Một số lưu ý trong thai kì đối với phụ nữ động kinh
Trong thời kỳ mang thai và thời kỳ sau sinh, phụ nữ có nhiều khả năng tiếp xúc với các tác nhân gây co giật tiềm ẩn và có thể gia tăng số lần co giật. Nguy cơ co giật nặng hơn sẽ tăng lên ở những bệnh nhân có tần suất co giật cao hơn trước khi mang thai và bị động kinh khu trú. Dưới đây là một số lưu ý dành cho phụ nữ động kinh khi mang thai:
- Phụ nữ bị động kinh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc điều trị liên tục trong vòng ít nhất 2 năm trước khi mang thai. Phụ nữ bị động kinh chỉ nên mang thai khi bệnh tình được kiểm soát tốt.
- Trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ hay ba tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai không sử dụng bất kỳ loại thuốc gì để không gây ra các tác dụng không mong muốn cho thai nhi.
- Trong các tháng tiếp theo, nếu thai phụ xuất hiện các cơn động kinh tái phát thì cần đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa. Khi đó, có thể một số loại thuốc sẽ được chỉ định sử dụng.
- Tuân thủ lịch tái khám tại các bác sĩ chuyên khoa thần kinh trong suốt quá trình mang thai. Không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian sử dụng thuốc như ngừng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ điều trị.
- Phụ nữ bị động kinh khi mang thai cần lưu ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích trong thai kỳ.
- Phụ nữ bị động kinh mang thai là những đối tượng có cơ địa miễn dịch không khỏe mạnh như người bình thường. Vì thế việc tránh tiếp xúc với các chất hóa học độc hại, hạn chế đi đến những chỗ đông người, không làm việc trong môi trường hóa chất hoặc bụi bẩn là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Duy trì lối sống tinh thần thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng đến từ công việc và các mối quan hệ xung quanh. Phụ nữ mang thai cũng nên tham gia các hoạt động thể lực phù hợp như đi bộ, làm việc nhà. Tuyệt đối không nên nghỉ ngơi tại chỗ quá lâu để hạn chế nguy cơ tắc mạch chi và những biến chứng nghiêm trọng.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh động kinh nên đi khám thai kì thường xuyên
4. Điều trị động kinh bằng phương thuốc đông y có những ưu điểm gì?
Nhiều người vẫn đang thắc mắc liệu đông y điều trị bệnh động kinh có phải là sự chọn lựa đúng đắn không trong việc điều trị dứt điểm bệnh động kinh? Và hãy yên tâm rằng nếu bạn kiên nhẫn và sử dụng các loại thuốc đông y đúng cách thì khả năng thuyên giảm và khỏi bệnh rất cao. Dưới đây sẽ là một số ưu điểm của việc sử dụng thuốc đông y trong điều trị động kinh cụ thể như sau:
- Nguồn nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm, giá thành hợp lý với nhiều người
- Hầu hết các vị thuốc đông y đều an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Các thuốc đông y chữa động kinh hướng tới việc trị tận gốc căn nguyên, nên thường mang lại hiệu quả lâu dài và không gây lệ thuộc. Tuy thời gian khỏi bệnh có tiến triển chậm hơn, nhưng khi khỏi bệnh thì tỷ lệ tái phát rất thấp hơn so với những phương pháp khác. Chữa bệnh động kinh bằng Đông y bệnh tình sẽ được chữa tận gốc.
- Hiệu quả trong điều trị: Y học cổ truyền đã được rất nhiều nước trên thế giới công nhận về khả năng chữa bệnh. Ngoài ra, Y học cổ truyền còn chữa được một số căn bệnh mãn tính mà Y học phương Tây cũng không tìm ra phương pháp. Y học cổ không chỉ điều trị được bệnh mà nó còn có những loại thuốc giúp bổ sung dưỡng chất, bồi bổ cơ thể giúp người bệnh mau chóng bình phục.
- Tính an toàn cao: những phương pháp và nguyên liệu được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân trong Y học cổ truyền có tính an toàn rất cao. Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là những nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như thân, lá cây, rể cây, hoa, quả,…Do đó, thường không có độc tính và tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh. Không những vậy, quá trình điều chế thuốc cũng rất truyền thống, dựa chủ yếu vào tự nhiên.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn