Vì sao xảy ra hiện tượng giật kinh phong khi bị nhiễm trùng uốn ván?

Dấu hiệu điển hình của bệnh uốn ván là hiện tượng giật kinh phong với cơn tăng trương lực cơ, co cứng toàn thân. Vì sao lại xảy ra điều này và cần phải làm gì để phòng ngừa nhiễm trùng uốn ván?

Ngày đăng: 17-02-2017

2,238 lượt xem

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng uốn ván và hiện tượng giật kinh phong

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng uốn ván, trong đó, thường gặp nhất là dẫm định hoặc bị đồ vật bắng sắt đã gỉ cứa, tiếp xúc với các chất thải khi đang có vết thương hở. Đây đều là những nguyên nhân đơn giản, dễ gặp hàng ngày, tuy nhiên, do chủ quan và không tiêm phòng uốn ván sau đó dẫn đến nhiễm trùng.

Nhiễm trùng uốn ván gây ra các hiện tượng giật kinh phong

Ở người lớn, nhiễm trùng sẽ xuất hiện sau khi bị thương khoảng 1 tuần với các hiện tượng giật kinh phong điển hình như:

- Cơn tăng trương lực cơ ở các cơ nhai gây nuốt khó, đau cổ, vai, lưng. Kế tiếp các cơ khác cũng bị tăng trương lực gây ra cứng bụng và cứng các cơ ở gốc chi; co cứng liên tục các cơ mặt, co cứng cơ lưng tạo ra một tư thế lưng cong.

- Ở một số bệnh nhân xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở. Các cơn này có thể lặp đi lặp lại, có thể là tự phát hoặc do kích thích dù là rất nhẹ.

- Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không sốt), co cứng- co giật toàn thân liên tục. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao.

- Uốn ván ở trẻ sơ sinh thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng, co giật toàn thân, trẻ sẽ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

LIÊN HỆ ĐỊA CHỈ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG UY TÍN

Điều trị hiện tượng giật kinh phong do nhiễm trùng uốn ván

- Dùng kháng sinh để tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố uốn ván, đồng thời phải điều trị đặc hiệu với nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác gây ra.

- Điều trị hỗ trợ: Mở khí quản có thể kết hợp hoặc không kết hợp với thở máy; bù nước và điện giải; tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch hoặc cho ăn qua ống thông vào dạ dày; vật lý trị liệu để đề phòng cứng cơ; dùng heparin và các chất kháng đông khác để đề phòng tắc mạch phổi; theo dõi chức năng của thận, bàng quang và ruột; phòng chống chảy máu và loét đường tiêu hóa.

- Đối với người bệnh đã xuất hiện hiện tượng giật kinh phong thì cần phải điều trị để kiểm soát cơn co cứng bằng cách dùng một hay phối hợp các thuốc diazepam, lorazepam, barbiturat, chlorpromazin. Thuốc phong bế thần kinh cơ kết hợp với thở máy để điều trị các cơn co cứng không đáp ứng với thuốc hoặc các cơn co cứng đe dọa ngừng thở.

Người bị nhiễm trùng uốn ván lên cơn co cứng toàn thân

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên phòng chống bệnh uốn ván bằng cách tiêm phòng với trẻ nhỏ tiêm vắc xin DPT hoặc DT. Phụ nữ có thai bắt buộc phải tiêm phòng uốn ván, người bị đinh hoặc vật bằng sắt đâm cũng nên tiêm phong ngay sau đó.

Như vậy, để không xảy ra hiện tượng giật kinh phong do uốn ván, khi bị thương, xây xước bởi đinh, sắt, cát, bụi bẩn…chúng ta cần xử lý sạch vết thương, ngay sau đó đến bệnh viện để khám và điều trị đề phòng uốn ván.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha