10 bước sơ cứu giật kinh phong an toàn, hiệu quả

Mặc dù cơn giật kinh phong có thể là đáng sợ với nhiều người khi chứng kiến, tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta bỏ mặc người bệnh. Do đó, việc nắm được những bước sơ cứu giật kinh phong trong trường hợp cần thiết sẽ giúp người bệnh tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Ngày đăng: 15-02-2017

2,660 lượt xem

10 bước nên làm khi sơ cứu giật kinh phong

1. Giữ bình tĩnh: Điều này hết sức cần thiết, bởi lẽ, khi chúng ta mất bình tĩnh sẽ dẫn đến sơ cứu sai hoặc không biết nên làm gì để cứu người bệnh.

2. Nhìn xung quanh xem người bệnh có đang nằm ở nơi nguy hiểm hoặc có đồ vật có tính gây sát thương hay không, nếu có, hãy di chuyển họ đến nơi an toàn, và di chuyển đồ nguy hiểm ra xa. Đồng thời, không nên tập trung quá đông người,  tạo không gian thoáng cho người bệnh dễ thở

3. Lưu ý thời gian khi cơn co giật bắt đầu để xem triệu chứng này có kéo dài quá mức bình thường hay không?các cơn động kinh bắt đầu.

4. Ở lại với người bệnh: Không nên bỏ mặc người bệnh đang cần sơ cứu giật kinh phong một mình

5. Gối đầu người bệnh bằng vật mềm để tránh chấn thương não, dùng vật cứng ngáng miệng đề phòng người bệnh co giật cắn phải lưỡi.

6.  Đặt đầu người bệnh nghiêng sang một bên, dùng ống hút đàm nhớt hoặc thức ăn ra khỏi miệng họ nhằm tránh dị vật gây tắc đường hô hấp.

Sơ cứu giật kinh phong không phải là chuyện khó khăn

7. Không nên nặn chanh, thuốc hoặc cho bất kì thứ gì vào miệng bệnh nhân khi đang tiến hành sơ cứu giật kinh phong, tốt nhất nên ở bên cạnh và theo dõi tình hình trong vài phút.

8. Kiểm tra thời gian một lần nữa, nếu cơn co giật kéo dài quá 5 phút hãy gọi cấp cứu hoặc nhờ người di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.  

9. Sau khi hết cơn co giật, đặt người bệnh nằm thẳng thắn cho họ nghỉ ngơi, kiểm tra xem hơi thở của họ đã trở lại bình thường hay chưa. Bên cạnh đó, nhẹ nhàng kiểm tra trong miệng người bệnh để thấy rằng không có gì chặn đường hô hấp như thực phẩm hoặc đờm. Nếu hơi thở của họ vẫn khó khăn sau khi cơn co giật kết thúc thì nên gọi xe cứu thương

10. Ở lại bên cạnh với họ cho đến khi họ được phục hồi hoàn toàn và tỉnh táo trở lại để chắc chắn là người bệnh không bị thương hoặc không có cơn co giật tiếp theo xuất hiện.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG

Trường hợp sơ cứu giật kinh phong cho người bệnh đang ngồi trên xe lăn hoặc xe hơi:

- Để lại người bệnh trong ghế với dây an toàn, không nên nhấc họ ra bên ngoài khi đang có cơn co giật

- Nghiêng đầu nhẹ sang một bên để chất lỏng trong miệng có thể nôn ra ngoài.

-  Sau khi hết cơn co giật, nhẹ nhàng nhấc người bệnh ra khỏi ghế và cho họ nằm nghỉ ngơi thoải mái

Trường hợp nào nên gọi cấp cứu khi sơ cứu giật kinh phong

Gọi cấp cứu trong những tình huống nguy cấp khi sơ cứu giật kinh phong

  • Một cơn co giật kéo dài 5 phút hoặc lâu hơn.
  • Các cơn co giật xảy ra liên tiếp khi người bệnh vừa tỉnh lại hoặc người bệnh không có dấu hiệu tỉnh lại
  • Hơi thở bệnh nhân khó khăn hoặc người dường như nghẹt thở.
  • Cơn co giật do kinh phong xuất hiện khi người bệnh đang ở trong môi trường nước như đi bơi
  • Khi có chấn thương xảy ra lúc xuất hiện cơn giật kinh phong

Tóm lại, nắm vững được các bước sơ cứu giật kinh phong là điều mà chúng ta nên biết. Tuyệt đối không nên có thái độ sợ hãi, xa lánh và bỏ mặc người bệnh một mình, vì như vậy sẽ dẫn đến nhiều mối đe dọa tiềm ẩn cho bệnh nhân mà chúng ta không thể ngờ tới. 

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha